Trong cuộc họp ngày 15/10 tại Luxembourg, các Bộ trưởng Tài chính của Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua việc thành lập Cơ chế giám sát chung (SSM) nhằm giám sát các ngân hàng khu vực EU và các tổ chức tín dụng khác.
Phát biểu sau cuộc họp của các Bộ trưởng Tài chính EU, Ủy viên phụ trách thị trường nội khối của EU, Michael Barnier nói rằng SSM là "trụ cột đầu tiên" của liên minh ngân hàng EU.
Ông Barnier nhận định việc thành lập SSM là "bước đi quan trọng" và là "sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới trong giám sát các ngân hàng thuộc Khu vực đồng tiền chung châu Âu."
SSM không chỉ kiểm soát các ngân hàng thuộc khu vực sử dụng đồng euro mà còn ở các quốc gia EU không nằm trong khu vực đồng tiền chung châu Âu lựa chọn tham gia.
Cơ chế giám sát chung đối với hệ thống ngân hàng toàn khu vực Eurozone được trao cho ECB, cho phép ECB trực tiếp giám sát khoảng 200 ngân hàng lớn nhất, có giá trị tài sản trên 30 tỷ euro (39 tỷ USD) trong số khoảng 6.000 định chế cho vay trong khu vực và can thiệp các ngân hàng nhỏ hơn, khi các ngân hàng này gặp rắc rối.
Điều này đồng nghĩa, mỗi quốc gia thành viên EU sẽ có tối đa ba ngân hàng chịu sự giám sát trực tiếp của ECB.
Theo tuyên bố chung được các Bộ trưởng Tài chính EU đưa ra sau cuộc họp, ECB sẽ trực tiếp giám sát các ngân hàng khu vực đồng tiền chung châu Âu với sự hợp tác chặt chẽ với các cơ quan giám sát quốc gia thuộc các nước thành viên.
ECB cũng sẽ phụ trách về hoạt động tổng thể của SSM và đảm nhận nhiệm vụ giám sát cơ quan này trong vòng 12 tháng sau khi có hiệu lực của pháp luật./.
Phát biểu sau cuộc họp của các Bộ trưởng Tài chính EU, Ủy viên phụ trách thị trường nội khối của EU, Michael Barnier nói rằng SSM là "trụ cột đầu tiên" của liên minh ngân hàng EU.
Ông Barnier nhận định việc thành lập SSM là "bước đi quan trọng" và là "sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới trong giám sát các ngân hàng thuộc Khu vực đồng tiền chung châu Âu."
SSM không chỉ kiểm soát các ngân hàng thuộc khu vực sử dụng đồng euro mà còn ở các quốc gia EU không nằm trong khu vực đồng tiền chung châu Âu lựa chọn tham gia.
Cơ chế giám sát chung đối với hệ thống ngân hàng toàn khu vực Eurozone được trao cho ECB, cho phép ECB trực tiếp giám sát khoảng 200 ngân hàng lớn nhất, có giá trị tài sản trên 30 tỷ euro (39 tỷ USD) trong số khoảng 6.000 định chế cho vay trong khu vực và can thiệp các ngân hàng nhỏ hơn, khi các ngân hàng này gặp rắc rối.
Điều này đồng nghĩa, mỗi quốc gia thành viên EU sẽ có tối đa ba ngân hàng chịu sự giám sát trực tiếp của ECB.
Theo tuyên bố chung được các Bộ trưởng Tài chính EU đưa ra sau cuộc họp, ECB sẽ trực tiếp giám sát các ngân hàng khu vực đồng tiền chung châu Âu với sự hợp tác chặt chẽ với các cơ quan giám sát quốc gia thuộc các nước thành viên.
ECB cũng sẽ phụ trách về hoạt động tổng thể của SSM và đảm nhận nhiệm vụ giám sát cơ quan này trong vòng 12 tháng sau khi có hiệu lực của pháp luật./.
(TTXVN)