Ủy ban châu Âu (EC) và Nhật Bản vừa thông báo sáu dự án hợp tác giữa hai bên trong thời gian tới nhằm tăng năng lực mạng lưới truyền dữ liệu Internet chủ đạo giữa châu Âu và châu Á đang ngày càng quá tải và lạc hậu hiện nay.
Trong số sáu dự án này, đáng chú ý nhất là dự án có tên "STRAUSS." Dự án này cho phép Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) hợp tác xây dựng một đường cáp quang Internet mới có tốc độ "siêu khủng" lên tới 100Gbps, tức là gấp 5.000 lần so với tốc độ truyền dũ liệu hiện tại ở châu Âu,19,7Mbps.
Để đạt tới tốc độ "siêu khủng" như vậy, các đối tác EU và Nhật Bản sẽ nghiên cứu sử dụng công nghệ cáp quang mới bằng cách kết hợp công nghệ cáp quang chuyển mạch gói, thu phát quang học và các yếu tố phần cứng khác với các phần mềm kiểm soát.
Bước tiếp theo của dự án là nó sẽ được thử nghiệm ở một quy mô lớn tại các địa điểm trên toàn EU và Nhật Bản.
Dự án trên cùng với năm dự án khác sẽ được nhận 18 triệu euro tài trợ mỗi năm.
Theo EC, thế giới đang tạo ra 1,7 triệu tỷ byte dữ liệu mỗi phút; khối lượng truyền dữ liệu tăng gấp đôi từ đầu năm 2012 và đầu năm 2013 và dự kiến sẽ tăng gấp 12 lần vào năm 2018.
Với lượng dữ liệu lớn như vậy và đang tăng trưởng nhanh hơn rất nhiều so với khả năng đường truyền mạng hiện có, rõ ràng, dự án hợp tác xây dựng tuyến cáp quang với tốc độ "siêu khủng" trên giữa EU và Nhật Bản là hoàn toàn có cơ sở./.
Trong số sáu dự án này, đáng chú ý nhất là dự án có tên "STRAUSS." Dự án này cho phép Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) hợp tác xây dựng một đường cáp quang Internet mới có tốc độ "siêu khủng" lên tới 100Gbps, tức là gấp 5.000 lần so với tốc độ truyền dũ liệu hiện tại ở châu Âu,19,7Mbps.
Để đạt tới tốc độ "siêu khủng" như vậy, các đối tác EU và Nhật Bản sẽ nghiên cứu sử dụng công nghệ cáp quang mới bằng cách kết hợp công nghệ cáp quang chuyển mạch gói, thu phát quang học và các yếu tố phần cứng khác với các phần mềm kiểm soát.
Bước tiếp theo của dự án là nó sẽ được thử nghiệm ở một quy mô lớn tại các địa điểm trên toàn EU và Nhật Bản.
Dự án trên cùng với năm dự án khác sẽ được nhận 18 triệu euro tài trợ mỗi năm.
Theo EC, thế giới đang tạo ra 1,7 triệu tỷ byte dữ liệu mỗi phút; khối lượng truyền dữ liệu tăng gấp đôi từ đầu năm 2012 và đầu năm 2013 và dự kiến sẽ tăng gấp 12 lần vào năm 2018.
Với lượng dữ liệu lớn như vậy và đang tăng trưởng nhanh hơn rất nhiều so với khả năng đường truyền mạng hiện có, rõ ràng, dự án hợp tác xây dựng tuyến cáp quang với tốc độ "siêu khủng" trên giữa EU và Nhật Bản là hoàn toàn có cơ sở./.
Việt Đức (Vietnam+)