Liên minh châu Âu (EU) vẫn là nhà nhập khẩu các nguồn năng lượng lớn nhất của Nga, cho dù liên minh này có đạt được thành công như thế nào trong nỗ lực giảm sự phụ thuộc về năng lượng.
Đây là tuyên bố của Phó Vụ trưởng Vụ Nga thuộc Cơ quan đối ngoại của EU Sven-Olov Karlsson trong phát biểu tại một diễn đàn ở Nghị viện châu Âu ngày 21/11.
Nhà ngoại giao châu Âu cũng nhấn mạnh điều quan trọng là cần phải thấy rõ rằng sự phụ thuộc lẫn nhau về năng lượng trên thực tế là một nhân tố cùng có lợi, giúp nâng cao tính có thể dự đoán được của mối quan hệ giữa EU và Nga.
Sau sự cố tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima ở Nhật Bản hồi đầu năm nay, một loạt quốc gia chủ chốt trong EU, trước hết là Đức, đã tuyên bố ý định từ bỏ hoàn toàn việc sử dụng năng lượng nguyên tử.
Quyết định này cũng đồng nghĩa với việc trong tương lai gần, nhu cầu của châu Âu đối với khí đốt của Nga sẽ tăng lên ngay cả khi chiến lược của châu Âu về việc chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng thay thế được triển khai thành công.
Tại diễn đàn, các chuyên gia Nga và châu Âu cũng nêu rõ một thực tế là sự suy thoái kinh tế, nếu sẽ dẫn đến việc suy giảm sản xuất công nghiệp thực tế ở châu Âu, có thể là mối đe dọa đối với việc nhập khẩu khí đốt từ Nga vào châu Âu.
Nga hiện cung cấp 25% lượng tiêu thụ khí đốt của EU. Mức tiêu thụ khi đốt của châu Âu ước tính sẽ tăng thêm 200 tỷ m3/năm (tăng 50%) trong một thập kỷ tới./.
Đây là tuyên bố của Phó Vụ trưởng Vụ Nga thuộc Cơ quan đối ngoại của EU Sven-Olov Karlsson trong phát biểu tại một diễn đàn ở Nghị viện châu Âu ngày 21/11.
Nhà ngoại giao châu Âu cũng nhấn mạnh điều quan trọng là cần phải thấy rõ rằng sự phụ thuộc lẫn nhau về năng lượng trên thực tế là một nhân tố cùng có lợi, giúp nâng cao tính có thể dự đoán được của mối quan hệ giữa EU và Nga.
Sau sự cố tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima ở Nhật Bản hồi đầu năm nay, một loạt quốc gia chủ chốt trong EU, trước hết là Đức, đã tuyên bố ý định từ bỏ hoàn toàn việc sử dụng năng lượng nguyên tử.
Quyết định này cũng đồng nghĩa với việc trong tương lai gần, nhu cầu của châu Âu đối với khí đốt của Nga sẽ tăng lên ngay cả khi chiến lược của châu Âu về việc chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng thay thế được triển khai thành công.
Tại diễn đàn, các chuyên gia Nga và châu Âu cũng nêu rõ một thực tế là sự suy thoái kinh tế, nếu sẽ dẫn đến việc suy giảm sản xuất công nghiệp thực tế ở châu Âu, có thể là mối đe dọa đối với việc nhập khẩu khí đốt từ Nga vào châu Âu.
Nga hiện cung cấp 25% lượng tiêu thụ khí đốt của EU. Mức tiêu thụ khi đốt của châu Âu ước tính sẽ tăng thêm 200 tỷ m3/năm (tăng 50%) trong một thập kỷ tới./.
(TTXVN/Vietnam+)