Tại một cuộc họp không chính thức ở Đan Mạch, các bộ trưởng nông nghiệp thuộc Liên minh châu Âu (EU) cảnh báo kế hoạch cải cách nhằm đảm bảo nguồn tài chính cấp cho các nông dân tham gia phát triển "xanh" có nguy cơ phải chờ mỏi gối, và chỉ trích thế bế tắc về chính trị đối với vấn đề liên quan đến việc chi cấp ngân sách của khối này.
Thứ trưởng Nông nghiệp Anh, ông Jim Paice dự đoán EU không thể thực hiện được cuộc cải cách này vào ngày 1/1/2014, vì cải cách về Chính sách nông nghiệp chung của khối sẽ chỉ được thống nhất sau khi có ngân sách.
Các nước EU hiện đang bất đồng với nhau về ngân sách của khối, khi những nước đóng góp nhiều nhất - hiện đang phải vật lộn để giảm chi tiêu trong nước - muốn Brussels cũng phải "thắt lưng buộc bụng".
Mặc dù Anh, Pháp và Đức có thể nhất trí trên nguyên tắc, nhưng lại không thể thống nhất được phương thức thực hiện.
Trong các cuộc đàm phán cấp chính phủ bàn về một "khuôn khổ tài chính mới" tới năm 2020, Pháp không muốn giảm trợ cấp nông nghiệp - chiếm 40% trong kế hoạch chi tiêu hàng năm của EU ước vào khoảng 130 tỷ euro.
Trong khi đó, các nước thành viên mới hơn của EU (dẫn đầu là Ba Lan) sẽ không cho phép giảm các khoản tài trợ "hội nhập" - được thiết kế để đồng đều hóa cơ sở hạ tầng trên toàn EU nhằm mục tiêu phát triển kinh tế trong dài hạn. Các khoản trợ cấp này cũng chiếm khoảng 40% toàn bộ chi tiêu của EU.
Trong bối cảnh bế tắc trên, Ủy viên Nông nghiệp EU Dacian Ciolos - người thường "đồng cảm" với những đề nghị của Pháp - cho rằng cần phải nghiên cứu thêm "các phương án khác".
Simon Coveney, Bộ trưởng Nông nghiệp Ireland (nước sẽ giữ cương vị Chủ tịch EU nhiệm kỳ 6 tháng từ ngày 1/1/2013) hy vọng phiên họp thượng đỉnh đặc biệt của các nhà lãnh đạo EU vào tháng 2/2013 sẽ giải quyết được vấn đề trên.
Các bộ trưởng nông nghiệp muốn quy định các điều kiện hỗ trợ nông nghiệp để các đối tượng được trợ giúp sẽ áp dụng các công nghệ và công cụ thân thiện với môi trường hơn./.
Thứ trưởng Nông nghiệp Anh, ông Jim Paice dự đoán EU không thể thực hiện được cuộc cải cách này vào ngày 1/1/2014, vì cải cách về Chính sách nông nghiệp chung của khối sẽ chỉ được thống nhất sau khi có ngân sách.
Các nước EU hiện đang bất đồng với nhau về ngân sách của khối, khi những nước đóng góp nhiều nhất - hiện đang phải vật lộn để giảm chi tiêu trong nước - muốn Brussels cũng phải "thắt lưng buộc bụng".
Mặc dù Anh, Pháp và Đức có thể nhất trí trên nguyên tắc, nhưng lại không thể thống nhất được phương thức thực hiện.
Trong các cuộc đàm phán cấp chính phủ bàn về một "khuôn khổ tài chính mới" tới năm 2020, Pháp không muốn giảm trợ cấp nông nghiệp - chiếm 40% trong kế hoạch chi tiêu hàng năm của EU ước vào khoảng 130 tỷ euro.
Trong khi đó, các nước thành viên mới hơn của EU (dẫn đầu là Ba Lan) sẽ không cho phép giảm các khoản tài trợ "hội nhập" - được thiết kế để đồng đều hóa cơ sở hạ tầng trên toàn EU nhằm mục tiêu phát triển kinh tế trong dài hạn. Các khoản trợ cấp này cũng chiếm khoảng 40% toàn bộ chi tiêu của EU.
Trong bối cảnh bế tắc trên, Ủy viên Nông nghiệp EU Dacian Ciolos - người thường "đồng cảm" với những đề nghị của Pháp - cho rằng cần phải nghiên cứu thêm "các phương án khác".
Simon Coveney, Bộ trưởng Nông nghiệp Ireland (nước sẽ giữ cương vị Chủ tịch EU nhiệm kỳ 6 tháng từ ngày 1/1/2013) hy vọng phiên họp thượng đỉnh đặc biệt của các nhà lãnh đạo EU vào tháng 2/2013 sẽ giải quyết được vấn đề trên.
Các bộ trưởng nông nghiệp muốn quy định các điều kiện hỗ trợ nông nghiệp để các đối tượng được trợ giúp sẽ áp dụng các công nghệ và công cụ thân thiện với môi trường hơn./.
Hương Giang (TTXVN)