AFP đưa tin, Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sáng 25/3 đã đạt được thỏa thuận với Cộng hòa Síp vào những phút cuối cùng để khôi phục gói cứu trợ tài chính cho quốc đảo này.
Theo thỏa thuận, một chuỗi ngân hàng sẽ bị giải thể và các khách hàng lớn, trong đó có nhiều công dân Nga, sẽ bị đánh thuế cao.
Thỏa thuận mới nói trên đạt được lúc khoảng 1 giờ GMT, sau cuộc thảo luận kéo dài 12 tiếng giữa Tổng thống Síp Nicos Anastasiades với các nhà lãnh đạo EU, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), IMF và Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Kết thúc cuộc thảo luận, Tổng thống Anastasiades khẳng định ông “hài lòng” với kết quả này, đồng thời cho biết “các bên đã nỗ lực tột đỉnh.”
Ngay sau đó, các nguồn tin EU tuyên bố rằng các bộ trưởng tài chính Eurozone cũng đã thông qua thỏa thuận trên.
[Ngân hàng Síp tiếp tục hạn chế lượng tiền rút ở ATM]
Thỏa thuận này đồng nghĩa với việc ngân hàng lớn thứ hai ở Síp (Popular Bank) sẽ bị giải thể. Ngân hàng Síp (Ngân hàng số 1) sẽ bị "đánh thuế" cao, tức toàn bộ các chủ tài khoản trên 100.000 euro sẽ chịu ảnh hưởng bởi thỏa thuận này, trong khi những khoản tiền gửi thấp hơn mức trần bảo vệ 100.000 euro như quy định của EU đều sẽ được đảm bảo.
Thỏa thuận mới bao hàm "một cách tiếp cận quyết liệt nhằm giải quyết tình trạng mất cân bằng của khu vực tài chính" tại Síp và "cắt giảm một cách thích hợp quy mô của khu vực này," theo đó khu vực ngân hàng của đảo quốc Địa Trung Hải này sẽ đạt tới mức trung bình tại EU vào năm 2018.
Các cuộc đàm phán về cứu trợ vỡ nợ giữa lãnh đạo EU, ECB, IMF và Khu vực đồng euro nhằm giúp Nicosia tự huy động gần 7 tỷ euro để nhận được gói cứu trợ 10 tỷ euro, đã được EU và IMF nhất trí trước đây gần 10 ngày, song lại bị Quốc hội Síp bác bỏ.
Tiền cứu trợ dành cho Cộng hòa Síp chỉ bằng một phần nhỏ so với tiền cứu trợ dành cho Hy Lạp, song khủng hoảng ở Síp sẽ tác động mạnh đến các nền kinh tế gặp khó khăn khác trong EU như Hy Lạp và Italy.
Trước đó, ECB tuyên bố sẽ ngừng "bơm" tiền cho các "quỹ hỗ trợ thanh toán khẩn cấp" (ELA) nếu Nicosia không ký thỏa thuận cứu trợ vỡ nợ với EU và IMF vào ngày 25/3. Quyết định này của EC sẽ kéo theo sự vỡ nợ ở các ngân hàng và sự sụp đổ của nền kinh tế Síp./.
Theo thỏa thuận, một chuỗi ngân hàng sẽ bị giải thể và các khách hàng lớn, trong đó có nhiều công dân Nga, sẽ bị đánh thuế cao.
Thỏa thuận mới nói trên đạt được lúc khoảng 1 giờ GMT, sau cuộc thảo luận kéo dài 12 tiếng giữa Tổng thống Síp Nicos Anastasiades với các nhà lãnh đạo EU, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), IMF và Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Kết thúc cuộc thảo luận, Tổng thống Anastasiades khẳng định ông “hài lòng” với kết quả này, đồng thời cho biết “các bên đã nỗ lực tột đỉnh.”
Ngay sau đó, các nguồn tin EU tuyên bố rằng các bộ trưởng tài chính Eurozone cũng đã thông qua thỏa thuận trên.
[Ngân hàng Síp tiếp tục hạn chế lượng tiền rút ở ATM]
Thỏa thuận này đồng nghĩa với việc ngân hàng lớn thứ hai ở Síp (Popular Bank) sẽ bị giải thể. Ngân hàng Síp (Ngân hàng số 1) sẽ bị "đánh thuế" cao, tức toàn bộ các chủ tài khoản trên 100.000 euro sẽ chịu ảnh hưởng bởi thỏa thuận này, trong khi những khoản tiền gửi thấp hơn mức trần bảo vệ 100.000 euro như quy định của EU đều sẽ được đảm bảo.
Thỏa thuận mới bao hàm "một cách tiếp cận quyết liệt nhằm giải quyết tình trạng mất cân bằng của khu vực tài chính" tại Síp và "cắt giảm một cách thích hợp quy mô của khu vực này," theo đó khu vực ngân hàng của đảo quốc Địa Trung Hải này sẽ đạt tới mức trung bình tại EU vào năm 2018.
Các cuộc đàm phán về cứu trợ vỡ nợ giữa lãnh đạo EU, ECB, IMF và Khu vực đồng euro nhằm giúp Nicosia tự huy động gần 7 tỷ euro để nhận được gói cứu trợ 10 tỷ euro, đã được EU và IMF nhất trí trước đây gần 10 ngày, song lại bị Quốc hội Síp bác bỏ.
Tiền cứu trợ dành cho Cộng hòa Síp chỉ bằng một phần nhỏ so với tiền cứu trợ dành cho Hy Lạp, song khủng hoảng ở Síp sẽ tác động mạnh đến các nền kinh tế gặp khó khăn khác trong EU như Hy Lạp và Italy.
Trước đó, ECB tuyên bố sẽ ngừng "bơm" tiền cho các "quỹ hỗ trợ thanh toán khẩn cấp" (ELA) nếu Nicosia không ký thỏa thuận cứu trợ vỡ nợ với EU và IMF vào ngày 25/3. Quyết định này của EC sẽ kéo theo sự vỡ nợ ở các ngân hàng và sự sụp đổ của nền kinh tế Síp./.
(Vietnam+)