Ngày 14/3, Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định đưa Pháp ra Tòa án hiến pháp EU do vi phạm quy định của khối về hạn chế ô nhiễm công nghiệp.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Brussels, Ủy viên châu Âu phụ trách môi trường, ông Janez Potočnik cho biết bốn năm sau khi hết hạn giấy phép quy định về mức ô nhiễm từ các hoạt động công nghiệp và nông nghiệp (30/10/2007), Pháp hầu như không có những bước chuẩn bị cần thiết liên quan đến một số khu công nghiệp để đảm bảo phù hợp với chỉ thị của EU nhằm tránh ô nhiễm công nghiệp.
Theo luật của EU, tất cả các hoạt động công nghiệp và nông nghiệp có nguy cơ tiềm ẩn gây ô nhiễm buộc phải có giấy phép.
Sau thời hạn 30/10/2007, các nước thành viên phải cấp phép mới cho tất cả các khu công nghiệp đi vào hoạt động trước ngày 30/10/1999 hoặc phải kiểm tra lại giấy phép hiện hành. Tuy nhiên, các số liệu điều tra của EC cho thấy ít nhất 62 cơ sở công nghiệp tại Pháp hiện đang hoạt động không có giấy phép.
Trước đó, EC cũng đưa tám nước thành viên khác của EU là Thụy Điển, Đan Mạch, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Slovenia, Tây Ban Nha và Estonia ra Tòa án hiến pháp EU vì những lý do tương tự./.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Brussels, Ủy viên châu Âu phụ trách môi trường, ông Janez Potočnik cho biết bốn năm sau khi hết hạn giấy phép quy định về mức ô nhiễm từ các hoạt động công nghiệp và nông nghiệp (30/10/2007), Pháp hầu như không có những bước chuẩn bị cần thiết liên quan đến một số khu công nghiệp để đảm bảo phù hợp với chỉ thị của EU nhằm tránh ô nhiễm công nghiệp.
Theo luật của EU, tất cả các hoạt động công nghiệp và nông nghiệp có nguy cơ tiềm ẩn gây ô nhiễm buộc phải có giấy phép.
Sau thời hạn 30/10/2007, các nước thành viên phải cấp phép mới cho tất cả các khu công nghiệp đi vào hoạt động trước ngày 30/10/1999 hoặc phải kiểm tra lại giấy phép hiện hành. Tuy nhiên, các số liệu điều tra của EC cho thấy ít nhất 62 cơ sở công nghiệp tại Pháp hiện đang hoạt động không có giấy phép.
Trước đó, EC cũng đưa tám nước thành viên khác của EU là Thụy Điển, Đan Mạch, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Slovenia, Tây Ban Nha và Estonia ra Tòa án hiến pháp EU vì những lý do tương tự./.
(TTXVN/Vietnam+)