Theo kế hoạch đang được thảo luận, Liên minh châu Âu (EU) dự định sẽ gia tăng khoảng thời gian hỗ trợ thất nghiệp hiện nay từ 3 tháng lên ít nhất 6 tháng cho những người di cư.
Số tiền trợ cấp này sẽ được nước có công dân tìm kiếm việc ở một quốc gia thành viên khác chi trả nhằm khuyến khích luồng lao động tự do khắp EU. Ước tính trung bình mất khoảng 16 tháng để những người di cư có thể tìm kiếm được việc làm.
Anh, Đức, Áo và Hà Lan đã có văn bản đề nghị Ủy ban châu Âu (EC) xem xem quy định về di chuyển tự do trước những lo ngại gia tăng về tác động của chính sách di cư trong EU đối với các hệ thống phúc lợi xã hội đang ngày càng eo hẹp.
Tuy nhiên, phản ứng của các quốc gia thành viên đối với việc gia hạn khoảng thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với công dân nước mình cũng có thể trái ngược nhau.
Anna Triandafyllidou, giáo sư tại Viện nghiên cứu Trường đại học châu Âu (European University Institute) cho biết các cuộc thăm dò lâu nay cho thấy các công dân EU mong muốn tự do đi lại hơn bất cứ một quyền nào khác cho dù chỉ có 13,6 triệu người quyết định di trú, chiếm khoảng 3% dân số.
Theo EC, nhìn chung làn sóng di cư như vậy đã mang lại lợi ích cho nền kinh tế châu Âu.
Đối với sự phát triển của nhiều quốc gia, người di cư là một nhân tố quan trọng không thể thiếu. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế đang khiến cho bức tranh tổng thể về di cư có nhiều biến chuyển.
Nếu như trước đây dòng di cư truyền thống là từ các nước nghèo sang các nước giàu thì giờ đây đã xuất hiện những dòng di cư luân hồi từ những nước có trình độ phát triển tương đồng, kể cả từ nước giàu sang nước nghèo./.
Số tiền trợ cấp này sẽ được nước có công dân tìm kiếm việc ở một quốc gia thành viên khác chi trả nhằm khuyến khích luồng lao động tự do khắp EU. Ước tính trung bình mất khoảng 16 tháng để những người di cư có thể tìm kiếm được việc làm.
Anh, Đức, Áo và Hà Lan đã có văn bản đề nghị Ủy ban châu Âu (EC) xem xem quy định về di chuyển tự do trước những lo ngại gia tăng về tác động của chính sách di cư trong EU đối với các hệ thống phúc lợi xã hội đang ngày càng eo hẹp.
Tuy nhiên, phản ứng của các quốc gia thành viên đối với việc gia hạn khoảng thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với công dân nước mình cũng có thể trái ngược nhau.
Anna Triandafyllidou, giáo sư tại Viện nghiên cứu Trường đại học châu Âu (European University Institute) cho biết các cuộc thăm dò lâu nay cho thấy các công dân EU mong muốn tự do đi lại hơn bất cứ một quyền nào khác cho dù chỉ có 13,6 triệu người quyết định di trú, chiếm khoảng 3% dân số.
Theo EC, nhìn chung làn sóng di cư như vậy đã mang lại lợi ích cho nền kinh tế châu Âu.
Đối với sự phát triển của nhiều quốc gia, người di cư là một nhân tố quan trọng không thể thiếu. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế đang khiến cho bức tranh tổng thể về di cư có nhiều biến chuyển.
Nếu như trước đây dòng di cư truyền thống là từ các nước nghèo sang các nước giàu thì giờ đây đã xuất hiện những dòng di cư luân hồi từ những nước có trình độ phát triển tương đồng, kể cả từ nước giàu sang nước nghèo./.
Tố Uyên/Geneva (Vietnam+)