Liên minh châu Âu (EU) đã đề xuất cấm mọi dự án khoan thăm dò và khai thác dầu-khí ở ngoài khơi Biển Bắc, Biển Đen và Địa Trung Hải trong thời gian các nhà chức trách tiến hành kiểm tra, rà soát những tiêu chuẩn an toàn của các dự án.
Thông tin này được Ủy viên Năng lượng của EU Guenther Oettinger cho biết ngày 14/7.
Mỹ cũng đã có lệnh cấm khoan thăm dò ngoài khơi từ tháng Tư sau vụ tràn dầu của hãng BP tại vùng vịnh Mexico và hiện vẫn đang duy trì lệnh cấm có hiệu lực trong sáu tháng nay, bất chấp những thách thức về mặt luật pháp.
Na Uy, nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất châu Âu, tuy không phải là thành viên của khối 27 quốc gia EU nhưng cũng đã cấm các dự án khoan dầu ngoài khơi mới ở Biển Bắc. Trong khi đó, Anh - quốc gia quan trọng nhất của khối EU trong lĩnh vực khai thác dầu mỏ ngoài khơi - cho đến nay vẫn chưa hề có kế hoạch chấm dứt việc này.
Theo ông Oettinger, chỉ có các chính phủ châu Âu mới có thể quyết định được về lệnh cấm này, song ông sẽ kêu gọi từng nước cho ban hành một lệnh cấm tạm thời.
Ông Oettinger cũng muốn các chính phủ siết chặt hơn phương thức trao giấy phép thăm dò và khai thác cho các công ty, yêu cầu họ chứng minh được khả năng tài chính để chi trả cho các chi phí trong bất cứ vụ tràn dầu nào có thể xảy ra. Ông cho biết ông cũng sẽ dẫn đầu một cuộc thanh tra về các tiêu chuẩn kỹ thuật và các quy định an toàn của EU.
Trong khi đó, ông Michael Engell-Jensen thuộc Hiệp hội các nhà sản xuất dầu, khí quốc tế (IAOG) cho biết các công ty năng lượng phản đối việc cấm đoán trên trước khi sự cố tràn dầu trên vùng vịnh Mexico được làm rõ và yêu cầu các nhà chức trách giữ nguyên tiến trình cấp phép thăm dò, khai thác.
Ông Michael thừa nhận, rõ ràng là các công ty đã nhận ra rằng họ đang phải đối mặt với sự kiểm soát ngặt nghèo hơn từ các nhà chức trách và họ cần phải thường xuyên nâng cấp sự an toàn để "cố lấy lại niềm tin đã để mất."
Ủy viên Năng lượng EU Guenther Oettinger hiểu rằng EU không có đủ quyền lực đối với các kế hoạch bắt đầu triển khai khoan dầu trong một vài tuần tới của BP tại ngoài khơi vùng biển Libya ở Địa Trung Hải.
Ông thừa nhận: "Hiện chưa có các quy ước quốc tế về sự an toàn và về vị trí của các thềm dầu mỏ," đồng thời kêu gọi một "tiêu chuẩn châu Âu" cho các hoạt động khoan và khai thác dầu mỏ ở vùng biển Địa Trung Hải./.
Thông tin này được Ủy viên Năng lượng của EU Guenther Oettinger cho biết ngày 14/7.
Mỹ cũng đã có lệnh cấm khoan thăm dò ngoài khơi từ tháng Tư sau vụ tràn dầu của hãng BP tại vùng vịnh Mexico và hiện vẫn đang duy trì lệnh cấm có hiệu lực trong sáu tháng nay, bất chấp những thách thức về mặt luật pháp.
Na Uy, nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất châu Âu, tuy không phải là thành viên của khối 27 quốc gia EU nhưng cũng đã cấm các dự án khoan dầu ngoài khơi mới ở Biển Bắc. Trong khi đó, Anh - quốc gia quan trọng nhất của khối EU trong lĩnh vực khai thác dầu mỏ ngoài khơi - cho đến nay vẫn chưa hề có kế hoạch chấm dứt việc này.
Theo ông Oettinger, chỉ có các chính phủ châu Âu mới có thể quyết định được về lệnh cấm này, song ông sẽ kêu gọi từng nước cho ban hành một lệnh cấm tạm thời.
Ông Oettinger cũng muốn các chính phủ siết chặt hơn phương thức trao giấy phép thăm dò và khai thác cho các công ty, yêu cầu họ chứng minh được khả năng tài chính để chi trả cho các chi phí trong bất cứ vụ tràn dầu nào có thể xảy ra. Ông cho biết ông cũng sẽ dẫn đầu một cuộc thanh tra về các tiêu chuẩn kỹ thuật và các quy định an toàn của EU.
Trong khi đó, ông Michael Engell-Jensen thuộc Hiệp hội các nhà sản xuất dầu, khí quốc tế (IAOG) cho biết các công ty năng lượng phản đối việc cấm đoán trên trước khi sự cố tràn dầu trên vùng vịnh Mexico được làm rõ và yêu cầu các nhà chức trách giữ nguyên tiến trình cấp phép thăm dò, khai thác.
Ông Michael thừa nhận, rõ ràng là các công ty đã nhận ra rằng họ đang phải đối mặt với sự kiểm soát ngặt nghèo hơn từ các nhà chức trách và họ cần phải thường xuyên nâng cấp sự an toàn để "cố lấy lại niềm tin đã để mất."
Ủy viên Năng lượng EU Guenther Oettinger hiểu rằng EU không có đủ quyền lực đối với các kế hoạch bắt đầu triển khai khoan dầu trong một vài tuần tới của BP tại ngoài khơi vùng biển Libya ở Địa Trung Hải.
Ông thừa nhận: "Hiện chưa có các quy ước quốc tế về sự an toàn và về vị trí của các thềm dầu mỏ," đồng thời kêu gọi một "tiêu chuẩn châu Âu" cho các hoạt động khoan và khai thác dầu mỏ ở vùng biển Địa Trung Hải./.
Thùy Chi (TTXVN/Vietnam+)