Các quan chức ở Brussels (Bỉ) cho biết trong đề xuất dự kiến chuyển tới các nước thành viên vào ngày 29/5, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ tiếp tục chuyển trọng tâm trong chính sách từ các biện pháp khắc khổ sang các cải cách cơ cấu nhằm phục hồi tăng trưởng.
Theo một quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu (EU), khi đưa ra những đề xuất mới nhất với các nước thành viên không phải nhận cứu trợ trong đánh giá hàng năm về việc tuân thủ các quy định ngân sách ngày 29/5, EC có thể sẽ tăng sức ép lên một số nước, đặc biệt là Pháp, trong việc đẩy nhanh các cải cách cơ cấu như một cách đáng tin cậy duy nhất có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng.
Do các nước đang mắc nợ lớn không thể khôi phục tăng trưởng thông qua chi tiêu công nên cần tiến hành cải cách qua việc gia tăng sự linh hoạt của thị trường lao động và mở cửa thị trường hàng hóa cũng như dịch vụ.
Trong đánh giá trên, EC có thể nói rằng trong khi việc củng cố tài chính vẫn nên được tiếp tục thì tốc độ điều chỉnh có thể chậm hơn khi lòng tin của nhà đầu tư vào đồng euro đã được dần khôi phục. Những đề xuất đã từng được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh EU vào cuối tháng Sáu năm ngoái này có thể trở nên bắt buộc, tác động đến việc soạn thảo các kế hoạch ngân sách của các nước từ năm 2014.
Hoạt động củng cố ngân sách của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) trong năm nay đã chậm hơn năm ngoái, khi ước tính của EC cho thấy thâm hụt ngân sách của toàn bộ khu vực này giảm 1,5% GDP trong năm ngoái, còn mức giảm năm nay là 0,75%.
EC đã tỏ ý sẽ cho Pháp, nền kinh tế lớn thứ hai Eurozone và Tây Ban Nha, nền kinh tế lớn thứ tư khu vực, thêm hai năm để thực hiện mục tiêu đưa thâm hụt ngân sách xuống dưới mức trần theo quy định của EU là 3% GDP, và các nước khác có thể cũng sẽ được cho thêm thời gian là một năm.
Tuy nhiên, đổi lại, Pháp và Tây Ban Nha sẽ phải cam kết về các cải cách cơ cấu và cải cách thị trường lao động để tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và góp phần tạo việc làm, khi tỷ lệ thất nghiệp của Pháp hiện ở mức trên 10% và có thể còn tiếp tục tăng, còn của Tây Ban Nha là 27%. Cao ủy phụ trách các vấn đề kinh tế và việc làm của EU, Olli Rehn, cho rằng đối với Pháp hiện nay, điều còn quan trọng hơn việc củng cố tài chính là việc tập trung nhiều hơn nữa vào cải cách thị trường việc làm, hệ thống lương hưu và mở cửa thị trường dịch vụ và nghề nghiệp.
EC có thể yêu cầu Pháp cải cách luật lao động, khi quy định hiện nay khiến việc sa thải một lao động có hợp đồng dài hạn là khó khăn, điều đang làm các doanh nghiệp không muốn thuê thêm người.
Trong khi đó, lương tối thiểu hiện nay ở Pháp là 1.430 euro, một trong những mức cao nhất châu Âu, gây trở ngại cho việc thuê nhân công và làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa. Pháp cũng nên cởi mở hơn đối với những nghề nghiệp như lái xe taxi, công chứng viên cũng như các nghề nghiệp hợp pháp khác cũng như cho phép cạnh tranh trong một số lĩnh vực như đường sắt hay điện lực./.
Theo một quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu (EU), khi đưa ra những đề xuất mới nhất với các nước thành viên không phải nhận cứu trợ trong đánh giá hàng năm về việc tuân thủ các quy định ngân sách ngày 29/5, EC có thể sẽ tăng sức ép lên một số nước, đặc biệt là Pháp, trong việc đẩy nhanh các cải cách cơ cấu như một cách đáng tin cậy duy nhất có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng.
Do các nước đang mắc nợ lớn không thể khôi phục tăng trưởng thông qua chi tiêu công nên cần tiến hành cải cách qua việc gia tăng sự linh hoạt của thị trường lao động và mở cửa thị trường hàng hóa cũng như dịch vụ.
Trong đánh giá trên, EC có thể nói rằng trong khi việc củng cố tài chính vẫn nên được tiếp tục thì tốc độ điều chỉnh có thể chậm hơn khi lòng tin của nhà đầu tư vào đồng euro đã được dần khôi phục. Những đề xuất đã từng được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh EU vào cuối tháng Sáu năm ngoái này có thể trở nên bắt buộc, tác động đến việc soạn thảo các kế hoạch ngân sách của các nước từ năm 2014.
Hoạt động củng cố ngân sách của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) trong năm nay đã chậm hơn năm ngoái, khi ước tính của EC cho thấy thâm hụt ngân sách của toàn bộ khu vực này giảm 1,5% GDP trong năm ngoái, còn mức giảm năm nay là 0,75%.
EC đã tỏ ý sẽ cho Pháp, nền kinh tế lớn thứ hai Eurozone và Tây Ban Nha, nền kinh tế lớn thứ tư khu vực, thêm hai năm để thực hiện mục tiêu đưa thâm hụt ngân sách xuống dưới mức trần theo quy định của EU là 3% GDP, và các nước khác có thể cũng sẽ được cho thêm thời gian là một năm.
Tuy nhiên, đổi lại, Pháp và Tây Ban Nha sẽ phải cam kết về các cải cách cơ cấu và cải cách thị trường lao động để tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và góp phần tạo việc làm, khi tỷ lệ thất nghiệp của Pháp hiện ở mức trên 10% và có thể còn tiếp tục tăng, còn của Tây Ban Nha là 27%. Cao ủy phụ trách các vấn đề kinh tế và việc làm của EU, Olli Rehn, cho rằng đối với Pháp hiện nay, điều còn quan trọng hơn việc củng cố tài chính là việc tập trung nhiều hơn nữa vào cải cách thị trường việc làm, hệ thống lương hưu và mở cửa thị trường dịch vụ và nghề nghiệp.
EC có thể yêu cầu Pháp cải cách luật lao động, khi quy định hiện nay khiến việc sa thải một lao động có hợp đồng dài hạn là khó khăn, điều đang làm các doanh nghiệp không muốn thuê thêm người.
Trong khi đó, lương tối thiểu hiện nay ở Pháp là 1.430 euro, một trong những mức cao nhất châu Âu, gây trở ngại cho việc thuê nhân công và làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa. Pháp cũng nên cởi mở hơn đối với những nghề nghiệp như lái xe taxi, công chứng viên cũng như các nghề nghiệp hợp pháp khác cũng như cho phép cạnh tranh trong một số lĩnh vực như đường sắt hay điện lực./.
Lê Minh (TTXVN)