Trước vấn đề nóng về tình hình nợ công của Hy Lạp, lãnh đạo các nước Liên minhchâu Âu (EU) chắc chắn sẽ lên kế hoạch cứu trợ tài chính dành cho nước này tạihội nghị thượng đỉnh ngày 11/2 ở Brussels, Bỉ, với trọng tâm bàn về cuộc khủnghoảng nợ.
Ngày 10/2, bộ trưởng tài chính 16 nước sử dụng đồng tiền chung euro và lãnh đạoNgân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã có cuộc thảo luận riêng trước thềm hộinghị về khả năng cứu trợ đối với Hy Lạp.
Không có thông báo nào được đưa ra sau cuộc họp, song một quan chức châu Âu chobiết Chủ tịch khu vực đồng euro Jean-Claude Juncker sẽ báo cáo với các nhà lãnhđạo EU về "những gì có thể làm và không nên làm" trong hội nghị ngày 11/2.
Hiện nhóm các nước này đang đặc biệt lo ngại vấn đề nợ và thâm hụt ngân sách củaHy Lạp có thể tác động đến những nước châu Âu khác cũng đang gặp khó khăn vềngân sách như Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Tây Ban Nha, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên EU, thông báo một số nướcchâu Âu, dẫn đầu là Pháp và Đức, đã sẵn sàng hỗ trợ Hy Lạp giải quyết cuộc khủnghoảng nợ trầm trọng đang đe doạ làm suy yếu lòng tin ở khu vực đồng tiền chungnày.
Tuy nhiên, các quy định hiện nay của EU lại cấm các nước thành viên khu vực đồngeuro gánh đỡ nợ cho nước khác, do vậy, gói cứu trợ, nếu được đưa ra sẽ là góicứu trợ đầu tiên trong lịch sử 11 năm hình thành của khu vực này, được dự báo sẽrất phức tạp.
Hiện nay, Hy Lạp đang cần khoảng 53 tỷ euro (73 tỷ USD) đến cuối năm 2010 để lấplỗ hổng ngân sách và thanh toán các khoản nợ. Giới phân tích cho rằng EU giờ đâykhông thể chần chờ do nguy cơ vỡ nợ từ Athens có thể gây hiệu ứng domino, tạodây chuyền sụp đổ trên toàn khu vực.
Giải nguy cho Hy Lạp đã trở thành ưu tiên không chỉ đối với nước này hay đối vớicác "mắt xích yếu" như Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, EU thực sự đang đối mặt vớimột cuộc khủng hoảng được xem là nghiêm trọng nhất ở khu vực đồng euro.
Theo một số nguồn tin, EU đang xem xét nhiều phương án, trong đó có khả năng cácquốc gia giàu có sẽ cho Hy Lạp vay, EU giải ngân trước thời hạn cho Hy Lạp cáckhoản viện trợ để phát triển vùng nghèo, các nước khu vực đồng euro kết hợp vớiQuỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để đề xuất một kế hoạch giải cứu chung./.
Ngày 10/2, bộ trưởng tài chính 16 nước sử dụng đồng tiền chung euro và lãnh đạoNgân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã có cuộc thảo luận riêng trước thềm hộinghị về khả năng cứu trợ đối với Hy Lạp.
Không có thông báo nào được đưa ra sau cuộc họp, song một quan chức châu Âu chobiết Chủ tịch khu vực đồng euro Jean-Claude Juncker sẽ báo cáo với các nhà lãnhđạo EU về "những gì có thể làm và không nên làm" trong hội nghị ngày 11/2.
Hiện nhóm các nước này đang đặc biệt lo ngại vấn đề nợ và thâm hụt ngân sách củaHy Lạp có thể tác động đến những nước châu Âu khác cũng đang gặp khó khăn vềngân sách như Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Tây Ban Nha, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên EU, thông báo một số nướcchâu Âu, dẫn đầu là Pháp và Đức, đã sẵn sàng hỗ trợ Hy Lạp giải quyết cuộc khủnghoảng nợ trầm trọng đang đe doạ làm suy yếu lòng tin ở khu vực đồng tiền chungnày.
Tuy nhiên, các quy định hiện nay của EU lại cấm các nước thành viên khu vực đồngeuro gánh đỡ nợ cho nước khác, do vậy, gói cứu trợ, nếu được đưa ra sẽ là góicứu trợ đầu tiên trong lịch sử 11 năm hình thành của khu vực này, được dự báo sẽrất phức tạp.
Hiện nay, Hy Lạp đang cần khoảng 53 tỷ euro (73 tỷ USD) đến cuối năm 2010 để lấplỗ hổng ngân sách và thanh toán các khoản nợ. Giới phân tích cho rằng EU giờ đâykhông thể chần chờ do nguy cơ vỡ nợ từ Athens có thể gây hiệu ứng domino, tạodây chuyền sụp đổ trên toàn khu vực.
Giải nguy cho Hy Lạp đã trở thành ưu tiên không chỉ đối với nước này hay đối vớicác "mắt xích yếu" như Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, EU thực sự đang đối mặt vớimột cuộc khủng hoảng được xem là nghiêm trọng nhất ở khu vực đồng euro.
Theo một số nguồn tin, EU đang xem xét nhiều phương án, trong đó có khả năng cácquốc gia giàu có sẽ cho Hy Lạp vay, EU giải ngân trước thời hạn cho Hy Lạp cáckhoản viện trợ để phát triển vùng nghèo, các nước khu vực đồng euro kết hợp vớiQuỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để đề xuất một kế hoạch giải cứu chung./.
(TTXVN/Vietnam+)