Tây Ban Nha vừa lên tiếng kêu gọi các đối tác trong Liên minh châu Âu (EU) cẩn trọng hơn khi đưa ra các bình luận về tình hình kinh tế nước này, sau những chỉ trích của Pháp và Italy, cho dù "xứ sở Bò tót" đã nhận được không ít lời "khen ngợi" trên toàn EU về công cuộc cải cách của mình.
[Kinh tế TBN trở lại "tâm bão" nhưng tích cực hơn]
Trước đó, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã kêu gọi cử tri nước này bỏ phiếu bầu ông tái đắc cử Tổng thống để tiếp tục theo đuổi các chương trình cắt giảm ngân sách hoặc nước Pháp sẽ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ như kiểu Tây Ban Nha và Hy Lạp, trong khi Thủ tướng Italy Mario Monti bình luận rằng EU rất lo ngại về nguy cơ lây lan của cuộc khủng hoảng nợ tại Tây Ban Nha, nhân tố có thể châm ngòi cho những lo ngại gia tăng trên các thị trường về khả năng tài chính của nước này.
Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy khẳng định, quốc gia này sẽ không cần sự cứu trợ quốc tế từ EU và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) như Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, thâm hụt ngân sách tăng cao, hệ thống ngân hàng mong manh và sự phục hồi của nền kinh tế còn yếu ớt sau giai đoạn thất nghiệp kéo dài khiến thị trường chưa hết lo lắng về tương lai kinh tế Tây Ban Nha, nhất là khi lãi suất trái phiếu chính phủ của nước này có xu hướng tăng cao khiến chi phí vay mượn của Tây Ban Nha trở nên đắt đỏ hơn.
Bản thân chính phủ Tây Ban Nha đã thực hiện hàng loạt bước đi cải cách để hồi sinh nền kinh tế lớn thứ 4 trong khối Eurozone này, cũng như kìm hãm mức thâm hụt ngân sách. Trong số các biện pháp được đưa ra có gói ngân sách năm 2012 bao gồm kế hoạch cắt giảm chi tiêu và tăng thuế trị giá 27 tỷ euro, song song cùng cơ chế cải cách mã số lao động, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong sa thải nhân công. Ngoài ra, chính phủ Tây Ban Nha dự kiến sẽ tiết kiệm khoảng 10 tỷ euro thông qua kế hoạch tinh chỉnh hệ thống chăm sóc y tế và giáo dục cho hiệu quả hơn.
Tây Ban Nha cũng đặt mục tiêu đưa thâm hụt ngân sách quốc gia xuống ngưỡng 5,3% GDP trong năm nay và tiến tới mức giới hạn 3% GDP của EU vào năm 2013, so với mức 8,5% của năm 2011.
Đánh giá về kế hoạch cải cách này, Bộ trưởng Ngân sách Pháp Valerie Pecresse cho rằng chính phủ Thủ tướng Rajoy đang thực hiện một dự án dũng cảm và cần thiết, nhằm cải thiện tiềm năng tăng trưởng của Tây Ban Nha và vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay./.
[Kinh tế TBN trở lại "tâm bão" nhưng tích cực hơn]
Trước đó, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã kêu gọi cử tri nước này bỏ phiếu bầu ông tái đắc cử Tổng thống để tiếp tục theo đuổi các chương trình cắt giảm ngân sách hoặc nước Pháp sẽ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ như kiểu Tây Ban Nha và Hy Lạp, trong khi Thủ tướng Italy Mario Monti bình luận rằng EU rất lo ngại về nguy cơ lây lan của cuộc khủng hoảng nợ tại Tây Ban Nha, nhân tố có thể châm ngòi cho những lo ngại gia tăng trên các thị trường về khả năng tài chính của nước này.
Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy khẳng định, quốc gia này sẽ không cần sự cứu trợ quốc tế từ EU và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) như Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, thâm hụt ngân sách tăng cao, hệ thống ngân hàng mong manh và sự phục hồi của nền kinh tế còn yếu ớt sau giai đoạn thất nghiệp kéo dài khiến thị trường chưa hết lo lắng về tương lai kinh tế Tây Ban Nha, nhất là khi lãi suất trái phiếu chính phủ của nước này có xu hướng tăng cao khiến chi phí vay mượn của Tây Ban Nha trở nên đắt đỏ hơn.
Bản thân chính phủ Tây Ban Nha đã thực hiện hàng loạt bước đi cải cách để hồi sinh nền kinh tế lớn thứ 4 trong khối Eurozone này, cũng như kìm hãm mức thâm hụt ngân sách. Trong số các biện pháp được đưa ra có gói ngân sách năm 2012 bao gồm kế hoạch cắt giảm chi tiêu và tăng thuế trị giá 27 tỷ euro, song song cùng cơ chế cải cách mã số lao động, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong sa thải nhân công. Ngoài ra, chính phủ Tây Ban Nha dự kiến sẽ tiết kiệm khoảng 10 tỷ euro thông qua kế hoạch tinh chỉnh hệ thống chăm sóc y tế và giáo dục cho hiệu quả hơn.
Tây Ban Nha cũng đặt mục tiêu đưa thâm hụt ngân sách quốc gia xuống ngưỡng 5,3% GDP trong năm nay và tiến tới mức giới hạn 3% GDP của EU vào năm 2013, so với mức 8,5% của năm 2011.
Đánh giá về kế hoạch cải cách này, Bộ trưởng Ngân sách Pháp Valerie Pecresse cho rằng chính phủ Thủ tướng Rajoy đang thực hiện một dự án dũng cảm và cần thiết, nhằm cải thiện tiềm năng tăng trưởng của Tây Ban Nha và vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay./.
Việt Khoa (TTXVN)