Ngày 1/6, Viện Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Viện KAS (Đức) tổ chức hội thảo “EU - ASEAN: Những thách thức trong hội nhập khu vực” với sự tham gia của các diễn giả đến từ Đức, Campuchia và Việt Nam.
Các diễn giả chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng cộng đồng chung, mô hình hội nhập, so sánh những nét tương đồng, khác biệt và những bài học kinh nghiệm cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách, giới nghiên cứu của các nước trong khu vực.
Sau hơn 60 năm phát triển, EU (Liên minh châu Âu) được thế giới công nhận là một tổ chức liên kết khu vực thành công nhất hiện nay với quá trình từ liên kết kinh tế chuyển sang chính trị - xã hội, diễn ra cả ở quy mô và chất lượng, chiều rộng và chiều sâu, vừa duy trì thể chế chính trị của nhà nước siêu quốc gia vừa giữ vững vai trò độc lập của 27 nước thành viên.
Còn ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) ra đời từ năm 1967, với 10 thành viên đang cố gắng thiết lập “Hiến chương ASEAN” vào năm 2015, nhằm quy định ràng buộc giữa các quốc gia thành viên đạt được mục tiêu chung của toàn Khối, xây dựng 3 trụ cột là Cộng đồng An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa, xã hội.
Ông Hartmut Nassauer, Nguyên thành viên Nghị viện EU cho rằng EU và ASEAN có những mục tiêu giống nhau từ phát triển kinh tế, đảm bảo hòa bình, ổn định chính trị… nhưng có sự khác biệt về phương pháp hợp tác. Sự tự chủ của các thành viên ASEAN cao hơn của EU.
Với những so sánh về bối cảnh, mục tiêu, nguyên tắc hội nhập, các thiết chế cho thấy, mô hình liên kết, hội nhập của EU và ASEAN rất khác nhau.
Đề cập đến bài học hướng tới xây dựng cộng đồng chung, ASEAN từ EU, ông Cheunboran Chanborey, Nghiên cứu viên cao cấp, Viện Hòa bình và Hợp tác Campuchia cho rằng điều kiện, trình độ phát triển còn quá chênh lệch giữa các thành viên cản trở hướng đến xây dựng cộng đồng chung ASEAN, đặc biệt về kinh tế.
Việc tối cần thiết đối với ASEAN là phải tìm ra cơ chế giải quyết tranh chấp, xung đột hiệu quả giữa các thành viên.
Phó Giáo sư, tiến sĩ Đinh Công Tuấn, Viện nghiên cứu châu Âu nhấn mạnh đến 3 bài học cụ thể về mô hình liên kết, thị trường chung và những mâu thuẫn nảy sinh do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, đặc biệt từ cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu diễn ra từ cuối năm 2009 đến nay.
ASEAN phải nghiên cứu bổ sung kinh nghiệm xây dựng ngôi nhà chung của EU về hiến pháp, trội về kinh tế, chính trị, an ninh. Nguyên tắc đoàn kết, nhất trí mà vẫn tôn trọng sự đa dạng phải luôn được giữ vững. Liên kết với nhau nhưng là liên kết mở, trong đó liên kết kinh tế phải là động lực hàng đầu.
Nhiệm vụ của ASEAN trong thời gian tới là thu hẹp khoảng cách phát triển. EU là một thực thể có nhiều tiềm lực, có quỹ để giúp đỡ các nước thành viên mới gia nhập còn nghèo nhưng ASEAN không có quỹ này, dù có lập ra cũng rất nhỏ. Do đó, muốn thu hẹp khoảng cách thì nỗ lực của từng quốc gia thành viên là chính./.
Các diễn giả chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng cộng đồng chung, mô hình hội nhập, so sánh những nét tương đồng, khác biệt và những bài học kinh nghiệm cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách, giới nghiên cứu của các nước trong khu vực.
Sau hơn 60 năm phát triển, EU (Liên minh châu Âu) được thế giới công nhận là một tổ chức liên kết khu vực thành công nhất hiện nay với quá trình từ liên kết kinh tế chuyển sang chính trị - xã hội, diễn ra cả ở quy mô và chất lượng, chiều rộng và chiều sâu, vừa duy trì thể chế chính trị của nhà nước siêu quốc gia vừa giữ vững vai trò độc lập của 27 nước thành viên.
Còn ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) ra đời từ năm 1967, với 10 thành viên đang cố gắng thiết lập “Hiến chương ASEAN” vào năm 2015, nhằm quy định ràng buộc giữa các quốc gia thành viên đạt được mục tiêu chung của toàn Khối, xây dựng 3 trụ cột là Cộng đồng An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa, xã hội.
Ông Hartmut Nassauer, Nguyên thành viên Nghị viện EU cho rằng EU và ASEAN có những mục tiêu giống nhau từ phát triển kinh tế, đảm bảo hòa bình, ổn định chính trị… nhưng có sự khác biệt về phương pháp hợp tác. Sự tự chủ của các thành viên ASEAN cao hơn của EU.
Với những so sánh về bối cảnh, mục tiêu, nguyên tắc hội nhập, các thiết chế cho thấy, mô hình liên kết, hội nhập của EU và ASEAN rất khác nhau.
Đề cập đến bài học hướng tới xây dựng cộng đồng chung, ASEAN từ EU, ông Cheunboran Chanborey, Nghiên cứu viên cao cấp, Viện Hòa bình và Hợp tác Campuchia cho rằng điều kiện, trình độ phát triển còn quá chênh lệch giữa các thành viên cản trở hướng đến xây dựng cộng đồng chung ASEAN, đặc biệt về kinh tế.
Việc tối cần thiết đối với ASEAN là phải tìm ra cơ chế giải quyết tranh chấp, xung đột hiệu quả giữa các thành viên.
Phó Giáo sư, tiến sĩ Đinh Công Tuấn, Viện nghiên cứu châu Âu nhấn mạnh đến 3 bài học cụ thể về mô hình liên kết, thị trường chung và những mâu thuẫn nảy sinh do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, đặc biệt từ cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu diễn ra từ cuối năm 2009 đến nay.
ASEAN phải nghiên cứu bổ sung kinh nghiệm xây dựng ngôi nhà chung của EU về hiến pháp, trội về kinh tế, chính trị, an ninh. Nguyên tắc đoàn kết, nhất trí mà vẫn tôn trọng sự đa dạng phải luôn được giữ vững. Liên kết với nhau nhưng là liên kết mở, trong đó liên kết kinh tế phải là động lực hàng đầu.
Nhiệm vụ của ASEAN trong thời gian tới là thu hẹp khoảng cách phát triển. EU là một thực thể có nhiều tiềm lực, có quỹ để giúp đỡ các nước thành viên mới gia nhập còn nghèo nhưng ASEAN không có quỹ này, dù có lập ra cũng rất nhỏ. Do đó, muốn thu hẹp khoảng cách thì nỗ lực của từng quốc gia thành viên là chính./.
Minh Nguyệt (TTXVN)