Lúa miến đang sẵn sàng trở thành loại nhiên liệu sinh học tiên tiến chính thức đầu tiên khi Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) của Mỹ chuẩn bị phê duyệt lần cuối cùng loại ngũ cốc này dùng cho sản xuất ethanol.
Theo mạng tin Oil price ngày 12/6, lúa miến hiện có nhiều lợi thế nhưng quan trọng nhất là lúa miến cung cấp chất bột, đường, chất xơ, có thời gian canh tác chỉ 4 tháng và có thể phát triển mạnh tại các khu vực đất bạc màu hơn. Không giống như ngô, lúa miến không cạnh tranh với các loại cây lương thực khác và ít gây hại cho môi trường.
EPA đã kết luận rằng việc tăng cường canh tác lúa miến để sản xuất ethanol sẽ không ảnh hưởng lớn đối với nông nghiệp hay thị trường thế giới. EPA cũng đã nghiên cứu vòng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính (GHG) của quá trình sản xuất ethanol từ lúa miến và kết luận rằng lượng phát thải GHG thấp hơn lượng phát thải từ xăng là 32% và thấp hơn 53% so với việc sử dụng khí đốt sinh học cùng với công nghệ điện và nhiệt.
Theo nghiên cứu của EPA, nếu Mỹ bắt đầu chuyển một phần lúa miến xuất khẩu để sản xuất ethanol việc này ít ảnh hưởng đến các nguồn cung cấp toàn cầu. Khi nhu cầu lúa miến cho sản xuất ethanol và ngô cho thức ăn gia súc tăng lên, diện tích canh tác tại Mỹ có thể tăng thêm 92.000 mẫu Anh vào năm 2022.
Tuy nhiên, diện tích trồng lúa miến dự kiến chỉ tăng thêm 4.000 mẫu Anh do phần lớn lượng lúa miến được dành cho sản xuất ethanol là từ thị trường thức ăn gia súc chuyển sang.
Các công ty Mỹ đang thúc đẩy việc sử dụng lúa miến cho sản xuất ethanol gồm Epec Biofuels Holdings, InterCore Energy, Ceres và Chromatin. Ông Steve Vanechanos, Chủ tịch điều hành của Epec, nói: "Chúng tôi tin rằng lúa miến tại Mỹ có tiềm năng trở thành cây mía của Brazil trong việc khuyến khích ngành nhiên liệu sinh học phát triển."
Còn về phía những người nông dân Mỹ, tất nhiên họ rất vui mừng, nhu cầu lúa miến cho sản xuất ethanol có thể trở thành chiếc phao cứu sinh của các nông dân nhỏ và Hội nông dân quốc gia đã hoan nghênh báo cáo của EPA. Đối với những người nông dân, việc tăng cường sản xuất năng lượng tái tạo đang làm tăng nhu cầu trong nước đối với các nông sản dư thừa và mở ra cơ hội lớn hơn cho các cộng đồng nông thôn./.
Theo mạng tin Oil price ngày 12/6, lúa miến hiện có nhiều lợi thế nhưng quan trọng nhất là lúa miến cung cấp chất bột, đường, chất xơ, có thời gian canh tác chỉ 4 tháng và có thể phát triển mạnh tại các khu vực đất bạc màu hơn. Không giống như ngô, lúa miến không cạnh tranh với các loại cây lương thực khác và ít gây hại cho môi trường.
EPA đã kết luận rằng việc tăng cường canh tác lúa miến để sản xuất ethanol sẽ không ảnh hưởng lớn đối với nông nghiệp hay thị trường thế giới. EPA cũng đã nghiên cứu vòng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính (GHG) của quá trình sản xuất ethanol từ lúa miến và kết luận rằng lượng phát thải GHG thấp hơn lượng phát thải từ xăng là 32% và thấp hơn 53% so với việc sử dụng khí đốt sinh học cùng với công nghệ điện và nhiệt.
Theo nghiên cứu của EPA, nếu Mỹ bắt đầu chuyển một phần lúa miến xuất khẩu để sản xuất ethanol việc này ít ảnh hưởng đến các nguồn cung cấp toàn cầu. Khi nhu cầu lúa miến cho sản xuất ethanol và ngô cho thức ăn gia súc tăng lên, diện tích canh tác tại Mỹ có thể tăng thêm 92.000 mẫu Anh vào năm 2022.
Tuy nhiên, diện tích trồng lúa miến dự kiến chỉ tăng thêm 4.000 mẫu Anh do phần lớn lượng lúa miến được dành cho sản xuất ethanol là từ thị trường thức ăn gia súc chuyển sang.
Các công ty Mỹ đang thúc đẩy việc sử dụng lúa miến cho sản xuất ethanol gồm Epec Biofuels Holdings, InterCore Energy, Ceres và Chromatin. Ông Steve Vanechanos, Chủ tịch điều hành của Epec, nói: "Chúng tôi tin rằng lúa miến tại Mỹ có tiềm năng trở thành cây mía của Brazil trong việc khuyến khích ngành nhiên liệu sinh học phát triển."
Còn về phía những người nông dân Mỹ, tất nhiên họ rất vui mừng, nhu cầu lúa miến cho sản xuất ethanol có thể trở thành chiếc phao cứu sinh của các nông dân nhỏ và Hội nông dân quốc gia đã hoan nghênh báo cáo của EPA. Đối với những người nông dân, việc tăng cường sản xuất năng lượng tái tạo đang làm tăng nhu cầu trong nước đối với các nông sản dư thừa và mở ra cơ hội lớn hơn cho các cộng đồng nông thôn./.
Thanh Hoa/Ottawa (Vietnam+)