EP kêu gọi viện trợ để hỗ trợ phát triển quyền sở hữu

Ủy ban Phát triển Nghị viện châu Âu (EP) đã thông qua bản báo cáo ủng hộ nguyên tắc của EU về sở hữu tài sản tạo điều kiện phát triển nền văn hóa quyền sở hữu cơ bản.
EP kêu gọi viện trợ để hỗ trợ phát triển quyền sở hữu ảnh 1Các thành viên Nghị viên châu Âu trong phiên họp ở Strasbourg, Pháp. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Ngày 11/2, Ủy ban Phát triển Nghị viện châu Âu đã thông qua bản báo cáo ủng hộ nguyên tắc của EU về sở hữu tài sản tạo điều kiện phát triển nền văn hóa quyền sở hữu cơ bản, để các công dân thực sự có quyền đối với các tài sản của họ.

Ông Nirj Deva (Đảng bảo thủ Anh), Phó Chủ tịch Ủy ban Phát triển và Giám sát ngân sách phát triển của EU cho biết: ‘’Sự siêu giàu về mặt pháp lý không kiểm soát thời gian qua ước tính lên tới 9.300 tỷ USD, một khoản tiền lớn hơn 93 lần so với tổng số tiền viện trợ cho các nước đang phát triển trong vòng 30 năm qua. Tuy nhiên, trong hai thập kỷ qua, chúng tôi đã chấp nhận hỗ trợ tài chính để xóa bỏ đói nghèo."

Theo bản báo cáo, mặc dù sự hỗ trợ của các tổ chức châu Âu và quốc tế đạt được những thành tựu đáng ngưỡng mộ, nhưng hiện nay hơn 1 tỷ người trên thế giới vẫn phải chịu đựng nạn đói nghèo, trên 1,2 tỷ người trên thế giới không có nhà ở, không có đất đai, quyền sở hữu chính thức và 22.000 trẻ em chết mỗi ngày đang là điều nhức nhối đối với các cơ quan công quyền không chỉ của EU mà của cả thế giới.

Theo ông Nirj Deva, Ủy ban châu Âu kêu gọi mọi sự viện trợ lớn nhất của cả thế giới để hỗ trợ sự phát triển quyền sở hữu coi đó như một ưu tiên đặc biệt để tập hợp mọi sự hỗ trợ từ ngân sách EU và các tổ chức khác.

Riêng Anh cam kết hỗ trợ 0,7% GDB cho sự phát triển quyền sở hữu. Tuy nhiên, chỉ trông chờ vào viện trợ là không đủ.

Những thách thức chính của thế kỷ 21 là khan hiếm lương thực, năng lượng, thiếu nước, tăng trưởng dân số đô thị, suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai, sự bất ổn của các chính phủ, tất cả đều liên quan đến vấn đề quản trị đất đai. Vì vậy, EU cần phải tiên phong trong chính sách phát triển thông qua việc thay đổi quyền sở hữu nhằm trao quyền cho người dân phát triển đầu tư bền vững trong tương lai./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục