Nghị viện châu Âu (EP) vừa thông qua các quy định cho phép Ủy ban châu Âu (EC) quyền xem xét ngân sách của các nước trước khi chúng được đưa vào thực thi và điều này có nghĩa 17 nước thành viên Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) sẽ phải quản lý tài chính công cẩn trọng.
Bộ quy định trên đã được nhất trí vào năm 2011, khi khủng hoảng nợ đe dọa nhấn chìm toàn bộ khu vực đồng tiền chung.
Mục đích của việc ban hành những quy định này là nhằm đảm bảo các nước Eurozone sẽ tuân thủ yêu cầu về thâm hụt ngân sách và nợ công.
Theo quy định của Liên minh châu Âu (EU), mức giới hạn thâm hụt ngân sách là 3% GDP và trần nợ là 60% GDP.
Tuy nhiên, hầu hết các nước đều chi tiêu quá mức, dẫn tới nợ và thâm hụt ngân sách vượt quá quy định, và đang phải nỗ lực từng bước để khắc phục tình trạng này bằng các biện pháp khắc khổ.
Theo các quy định mới, các chính phủ ở Eurozone sẽ phải đệ trình dự thảo ngân sách hàng năm lên EC vào ngày 15/10.
Ủy ban này có thể đưa ra yêu cầu về việc điều chỉnh để chắc chắn rằng các nước hoặc tuân thủ quy định về giới hạn nợ hoặc đang tiến tới mức giới hạn.
EC cũng có chức năng giám sát đối với các nước đã xin cứu trợ hoặc gặp những khó khăn đặc biệt. Tuy nhiên, Quốc hội các nước vẫn có quyền phê chuẩn cuối cùng đối với ngân sách quốc gia.
Bộ quy định mới được thực thi cùng với bộ 6 quy định đã được đưa vào áp dụng cuối năm 2011 nhằm tăng cường sự phối hợp về ngân sách và chính sách kinh tế giữa 27 nước thành viên EU.
Hai bộ quy định này sẽ là sự bổ trợ cho Hiệp ước Ổn định và Tăng trưởng vốn được ký kết nhằm duy trì kỷ luật ngân sách, thúc đẩy tăng trưởng và việc làm.
Cao ủy phụ trách các vấn đề kinh tế của EU, Olli Rehn, nói nếu các quy định trên được thực hiện từ khi đồng euro ra đời thì có lẽ đã không xảy ra một cuộc khủng hoảng nợ như hiện nay hoặc ít nhất khủng hoảng cũng sẽ ít nghiêm trọng hơn.
Trong khi đó, Chủ tịch EC, Manuel Barroso cho rằng việc bỏ phiếu thông qua bộ quy định mới đã tăng cường đáng kể các công cụ cho việc phối hợp ngân sách và chính sách kinh tế trên toàn châu Âu.
Ông nhấn mạnh rằng đó là bằng chứng rõ nét hơn cho thấy sự sẵn sàng của các quốc gia châu Âu trong việc cùng nhau tăng cường quản lý kinh tế và đặt nền tảng cho một liên minh kinh tế - tiền tệ sâu sắc và thực chất hơn nữa./.
Bộ quy định trên đã được nhất trí vào năm 2011, khi khủng hoảng nợ đe dọa nhấn chìm toàn bộ khu vực đồng tiền chung.
Mục đích của việc ban hành những quy định này là nhằm đảm bảo các nước Eurozone sẽ tuân thủ yêu cầu về thâm hụt ngân sách và nợ công.
Theo quy định của Liên minh châu Âu (EU), mức giới hạn thâm hụt ngân sách là 3% GDP và trần nợ là 60% GDP.
Tuy nhiên, hầu hết các nước đều chi tiêu quá mức, dẫn tới nợ và thâm hụt ngân sách vượt quá quy định, và đang phải nỗ lực từng bước để khắc phục tình trạng này bằng các biện pháp khắc khổ.
Theo các quy định mới, các chính phủ ở Eurozone sẽ phải đệ trình dự thảo ngân sách hàng năm lên EC vào ngày 15/10.
Ủy ban này có thể đưa ra yêu cầu về việc điều chỉnh để chắc chắn rằng các nước hoặc tuân thủ quy định về giới hạn nợ hoặc đang tiến tới mức giới hạn.
EC cũng có chức năng giám sát đối với các nước đã xin cứu trợ hoặc gặp những khó khăn đặc biệt. Tuy nhiên, Quốc hội các nước vẫn có quyền phê chuẩn cuối cùng đối với ngân sách quốc gia.
Bộ quy định mới được thực thi cùng với bộ 6 quy định đã được đưa vào áp dụng cuối năm 2011 nhằm tăng cường sự phối hợp về ngân sách và chính sách kinh tế giữa 27 nước thành viên EU.
Hai bộ quy định này sẽ là sự bổ trợ cho Hiệp ước Ổn định và Tăng trưởng vốn được ký kết nhằm duy trì kỷ luật ngân sách, thúc đẩy tăng trưởng và việc làm.
Cao ủy phụ trách các vấn đề kinh tế của EU, Olli Rehn, nói nếu các quy định trên được thực hiện từ khi đồng euro ra đời thì có lẽ đã không xảy ra một cuộc khủng hoảng nợ như hiện nay hoặc ít nhất khủng hoảng cũng sẽ ít nghiêm trọng hơn.
Trong khi đó, Chủ tịch EC, Manuel Barroso cho rằng việc bỏ phiếu thông qua bộ quy định mới đã tăng cường đáng kể các công cụ cho việc phối hợp ngân sách và chính sách kinh tế trên toàn châu Âu.
Ông nhấn mạnh rằng đó là bằng chứng rõ nét hơn cho thấy sự sẵn sàng của các quốc gia châu Âu trong việc cùng nhau tăng cường quản lý kinh tế và đặt nền tảng cho một liên minh kinh tế - tiền tệ sâu sắc và thực chất hơn nữa./.
Lê Minh (TTXVN)