Bộ phận phân tích thông tin kinh tế (EIU) thuộc Tạp chí nhà kinh tế (Anh) dự báo có ít nhất 40% khả năng khu vực đồng euro (Eurozone) sẽ tan rã và cũng có khả năng tương tự như vậy về việc kinh tế toàn cầu có thể rơi vào suy thoái.
EIU đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ trong năm nay xuống 1,7% và kinh tế toàn cầu xuống 2,5%.
Robert Bew, nhà kinh tế trưởng của EIU, cho rằng sự sụp đổ của Eurozone sẽ ngay lập tức khiến các thị trường đặt dấu hỏi về về khả năng thanh toán của phần lớn hệ thống ngân hàng toàn cầu, dẫn tới một cuộc khủng hoảng tài chính thứ hai tương tự những gì đã xảy ra năm 2008.
Điều đáng lo ngại nhất hiện nay là việc Eurozone tan vỡ sẽ dẫn tới sự sụt giảm mạnh trong nhu cầu toàn cầu, với những tác động vô cùng lớn đối với thị trường Singapore và các thị trường khác trong khu vực, trong đó có Trung Quốc.
Theo nhận định của EIU, khi mà cả Italy và Tây Ban Nha cũng đang có nguy cơ trở thành nạn nhân tiếp theo, cuộc khủng hoảng nợ ở Eurozone đã leo lên một mức độ nguy hiểm hơn nhiều.
Trong khi cần phải có thời gian để đạt được sự đồng thuận chính trị về một giải pháp dài hạn cho cuộc khủng hoảng nợ, rất có thể châu Âu đã không còn đủ thời gian để hành động.
Lường trước nguy cơ tan rã của Eurozone, điều được quan tâm nhất hiện nay là sự chuẩn bị của các nước trong việc chống đỡ những hậu quả của nó.
Tuy nhiên, EIU tin tưởng các nước có khả năng và sự quyết tâm để kiểm soát tình hình./.
EIU đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ trong năm nay xuống 1,7% và kinh tế toàn cầu xuống 2,5%.
Robert Bew, nhà kinh tế trưởng của EIU, cho rằng sự sụp đổ của Eurozone sẽ ngay lập tức khiến các thị trường đặt dấu hỏi về về khả năng thanh toán của phần lớn hệ thống ngân hàng toàn cầu, dẫn tới một cuộc khủng hoảng tài chính thứ hai tương tự những gì đã xảy ra năm 2008.
Điều đáng lo ngại nhất hiện nay là việc Eurozone tan vỡ sẽ dẫn tới sự sụt giảm mạnh trong nhu cầu toàn cầu, với những tác động vô cùng lớn đối với thị trường Singapore và các thị trường khác trong khu vực, trong đó có Trung Quốc.
Theo nhận định của EIU, khi mà cả Italy và Tây Ban Nha cũng đang có nguy cơ trở thành nạn nhân tiếp theo, cuộc khủng hoảng nợ ở Eurozone đã leo lên một mức độ nguy hiểm hơn nhiều.
Trong khi cần phải có thời gian để đạt được sự đồng thuận chính trị về một giải pháp dài hạn cho cuộc khủng hoảng nợ, rất có thể châu Âu đã không còn đủ thời gian để hành động.
Lường trước nguy cơ tan rã của Eurozone, điều được quan tâm nhất hiện nay là sự chuẩn bị của các nước trong việc chống đỡ những hậu quả của nó.
Tuy nhiên, EIU tin tưởng các nước có khả năng và sự quyết tâm để kiểm soát tình hình./.
Lê Minh (TTXVN/Vietnam+)