Chiều 3/7, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã ký bản ghi nhớ về việc khối thương mại tự do châu Âu (EFTA) chính thức công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam.
Đồng thời, Bộ trưởng đã cùng Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Na Uy tại Việt Nam tuyên bố chính thức khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EFTA.
Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, việc các nước phát triển như khối EFTA tại châu Âu và 30 nước khác trên thế giới công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam đã chứng tỏ sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với nỗ lực cải cách và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Cụ thể, với bán ghi nhớ lần này, Việt Nam và EFTA có đầy đủ cơ sở để thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại mạnh mẽ hơn nữa đồng thời tiến tới việc đàm phán và ký Hiệp định Thương mại tự do toàn điện giữa Việt Nam và EFTA.
Tại lễ ký kết, đại sứ đặc mệnh toàn quyền Na Uy tại Việt Nam Stale Torstein Risa cũng nhấn mạnh, đây là một dấu ấn quan trọng phản ánh sự quan tâm đặc biệt của các doanh nghiệp trong khối EFTA với Việt Nam.
"Riêng về đầu tư khối EFTA cũng nhận thức rõ tầm quan trọng và đang tăng đáng kể các dự án vào Việt Nam," Đại sứ Stale Torstein Risa khẳng định.
Khối EFTA gồm 4 nước Na Uy, Thụy Sỹ, Iceland và Liechtenstein, trong đó Na Uy là nước điều phối chung của EFTA.
Thống kê cho thấy, năm 2011 tổng giá trị thương mại song phương giữa EFTA với Việt Nam đạt 2 tỷ USD. Trong đó, các mặt hàng xuất khẩu lợi thế của Việt Nam sang khối EFTA là giày dép, dệt may, đồ gỗ trang trí nội thất, thủ công mỹ nghệ, hạt điều...
Ngược lại thì EFTA là một thị trường rộng lớn với thế mạnh là ngành công nghiệp đóng tàu, máy móc thiết bị phục vụ công nghiệp và nông nghiệp mà Việt Nam có thể nhập khẩu phục vụ phát triển kinh tế./.
Đồng thời, Bộ trưởng đã cùng Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Na Uy tại Việt Nam tuyên bố chính thức khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EFTA.
Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, việc các nước phát triển như khối EFTA tại châu Âu và 30 nước khác trên thế giới công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam đã chứng tỏ sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với nỗ lực cải cách và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Cụ thể, với bán ghi nhớ lần này, Việt Nam và EFTA có đầy đủ cơ sở để thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại mạnh mẽ hơn nữa đồng thời tiến tới việc đàm phán và ký Hiệp định Thương mại tự do toàn điện giữa Việt Nam và EFTA.
Tại lễ ký kết, đại sứ đặc mệnh toàn quyền Na Uy tại Việt Nam Stale Torstein Risa cũng nhấn mạnh, đây là một dấu ấn quan trọng phản ánh sự quan tâm đặc biệt của các doanh nghiệp trong khối EFTA với Việt Nam.
"Riêng về đầu tư khối EFTA cũng nhận thức rõ tầm quan trọng và đang tăng đáng kể các dự án vào Việt Nam," Đại sứ Stale Torstein Risa khẳng định.
Khối EFTA gồm 4 nước Na Uy, Thụy Sỹ, Iceland và Liechtenstein, trong đó Na Uy là nước điều phối chung của EFTA.
Thống kê cho thấy, năm 2011 tổng giá trị thương mại song phương giữa EFTA với Việt Nam đạt 2 tỷ USD. Trong đó, các mặt hàng xuất khẩu lợi thế của Việt Nam sang khối EFTA là giày dép, dệt may, đồ gỗ trang trí nội thất, thủ công mỹ nghệ, hạt điều...
Ngược lại thì EFTA là một thị trường rộng lớn với thế mạnh là ngành công nghiệp đóng tàu, máy móc thiết bị phục vụ công nghiệp và nông nghiệp mà Việt Nam có thể nhập khẩu phục vụ phát triển kinh tế./.
Đức Duy (Vietnam+)