Một cơ quan liên bang của Mỹ ngày 19/4 đã khiếu nại lên tòa án những hành vi đối xử bất công với hàng trăm lao động châu Á được tuyển dụng làm việc tại nhiều bang ở Mỹ.
Ủy ban Cơ hội Làm việc Bình đẳng của Mỹ (EEOC) cho biết hơn 500 công nhân đến từ Ấn Độ được tuyển dụng vào làm việc tại xưởng đóng tàu ở các bang Mississippi và Texas và 200 lao động Thái Lan được đưa tới làm việc ở các bang Hawaii và Washington đã phải sống trong những điều kiện không đủ tiêu chuẩn và bị bóc lột tiền lương.
Theo EEOC, các công nhân đến từ châu Á này bị đối xử chẳng khác gì hoạt động buôn người, mặc dù họ tới Mỹ bằng con đường xuất khẩu lao động và được đóng dấu thị thực vào Mỹ.
Phụ trách văn phòng EEOC tại khu vực Los Angeles tuyên bố các lao động nước ngoài làm việc tại Mỹ phải được đối xử bình đẳng, chứ không thể bị coi như công dân hạng hai.
Năm ngoái, người đứng đầu Global Horizons Inc. - công ty lao động tuyển dụng các lao động Thái Lan, đã bị bắt và bị tòa án liên bang kết tội âm mưu cưỡng bức lao động.
Đơn kiện của EEOC nêu rõ trong giai đoạn 2003-2007, các công nhân Thái Lan làm việc tại 6 trang trại ở bang Hawaii và 2 trang trại ở bang Washington đã được trả khoảng 8,5-9,5 USD/giờ để thu hoạch cây trồng, nhưng nhiều người trong số họ bị bắt nộp lệ phí tuyển dụng từ 12.000 lên đến 25.000 USD.
Một số công nhân đã phải vay lãi suất cao để nộp lệ phí và trả tiền nhà. Ngoài ra, những lao động phải nộp cả hộ chiếu và bị đe dọa trục xuất nếu họ khiếu nại.
Về trường hợp 500 công nhân Ấn Độ, EEOC đã đệ đơn kiện lên tòa án ở bang Mississippi, cáo buộc công ty dịch vụ biển Signal International LLC. đã phân biệt đối xử với những lao động này, thí dụ như bắt lao động trả tiền thuê nhà, song những nhà trọ này không đáp ứng đủ tiêu chuẩn.
Trước đó, để đến được Mỹ, những lao động này đã phải nộp phí tới 20.000 USD./.
Ủy ban Cơ hội Làm việc Bình đẳng của Mỹ (EEOC) cho biết hơn 500 công nhân đến từ Ấn Độ được tuyển dụng vào làm việc tại xưởng đóng tàu ở các bang Mississippi và Texas và 200 lao động Thái Lan được đưa tới làm việc ở các bang Hawaii và Washington đã phải sống trong những điều kiện không đủ tiêu chuẩn và bị bóc lột tiền lương.
Theo EEOC, các công nhân đến từ châu Á này bị đối xử chẳng khác gì hoạt động buôn người, mặc dù họ tới Mỹ bằng con đường xuất khẩu lao động và được đóng dấu thị thực vào Mỹ.
Phụ trách văn phòng EEOC tại khu vực Los Angeles tuyên bố các lao động nước ngoài làm việc tại Mỹ phải được đối xử bình đẳng, chứ không thể bị coi như công dân hạng hai.
Năm ngoái, người đứng đầu Global Horizons Inc. - công ty lao động tuyển dụng các lao động Thái Lan, đã bị bắt và bị tòa án liên bang kết tội âm mưu cưỡng bức lao động.
Đơn kiện của EEOC nêu rõ trong giai đoạn 2003-2007, các công nhân Thái Lan làm việc tại 6 trang trại ở bang Hawaii và 2 trang trại ở bang Washington đã được trả khoảng 8,5-9,5 USD/giờ để thu hoạch cây trồng, nhưng nhiều người trong số họ bị bắt nộp lệ phí tuyển dụng từ 12.000 lên đến 25.000 USD.
Một số công nhân đã phải vay lãi suất cao để nộp lệ phí và trả tiền nhà. Ngoài ra, những lao động phải nộp cả hộ chiếu và bị đe dọa trục xuất nếu họ khiếu nại.
Về trường hợp 500 công nhân Ấn Độ, EEOC đã đệ đơn kiện lên tòa án ở bang Mississippi, cáo buộc công ty dịch vụ biển Signal International LLC. đã phân biệt đối xử với những lao động này, thí dụ như bắt lao động trả tiền thuê nhà, song những nhà trọ này không đáp ứng đủ tiêu chuẩn.
Trước đó, để đến được Mỹ, những lao động này đã phải nộp phí tới 20.000 USD./.
(TTXVN/Vietnam+)