Ngày 7/5, hơn 11 triệu cử tri Ecuador bắt đầu tiến hành bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý bổ sung một số điều trong bản Hiến pháp 2008 và cũng như một số luật khác theo sáng kiến của Chính phủ cánh tả của Tổng thống Rafael Correa.
Cuộc trưng cầu lần này bao gồm 10 câu hỏi, trong đó có một nửa số câu hỏi liên quan tới bổ sung bản Hiến pháp 2008; nổi bật là các gợi ý về việc thay đổi thời hạn tạm giam, hủy bỏ việc áp dụng bảo lãnh tạm giam đối với những tội danh nghiêm trọng, thay đổi cách thức xác định thành viên của Hội đồng Tư pháp (Tòa án tối cao) và hoạt động của thể chế này.
Những câu hỏi này hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tư pháp Ecuador và giảm thiểu tình trạng mất an ninh trật tự tại quốc gia Nam Mỹ này.
Bên cạnh đó, cũng đáng chú ý là đề nghị cấm các chủ sở hữu, cổ đông lớn hay lãnh đạo cấp cao của các cơ quan phương tiện truyền thông hoặc thể chế tài chính tư nhân, tham gia các lĩnh vực kinh doanh khác và việc thành lập Hội đồng điều tiết để ngăn chặn những thông điệp mang tính kích động bạo lực, khiêu dâm hay phân biệt chủng tộc và tăng trách nhiệm đối với tính xác thực của thông tin.
Đây là những đề nghị nhằm tránh việc sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng nhất (hiện đều thuộc sở hữu tư nhân) phục vụ lợi ích của một thiểu số do ràng buộc về kinh tế qua những thông tin sai lệch, cố tình bóp méo sự thật; đồng thời nâng cao chức năng truyền bá các giá trị văn hóa của các báo, đài tới toàn dân.
Những câu hỏi còn lại xoay quanh việc đưa làm giàu không chính đáng thành tội hình sự (nhằm ngăn chặn tham nhũng), cấm kinh doanh sòng bạc, trung tâm cá độ (quyết định theo từng địa phương), cấm giết thú vật chỉ để phục vụ mục đích giải trí (chủ yếu nhắm vào các lễ hội thả bò tót trên đường phố) và áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các hợp đồng lao động.
Đảng Liên minh Đất nước cầm quyền khẳng định thắng lợi trong cuộc trưng cầu lần này sẽ là một bước tiến quan trọng nữa trong quá trình tiến bộ mang tên cuộc “Cách mạng Công dân,” được khởi xướng từ năm 2007.
Theo các cuộc thăm dò trước thềm trưng cầu, khoảng 60% người dân Ecuador ủng hộ những sửa đổi, bổ sung do chính phủ đề xuất./.
Cuộc trưng cầu lần này bao gồm 10 câu hỏi, trong đó có một nửa số câu hỏi liên quan tới bổ sung bản Hiến pháp 2008; nổi bật là các gợi ý về việc thay đổi thời hạn tạm giam, hủy bỏ việc áp dụng bảo lãnh tạm giam đối với những tội danh nghiêm trọng, thay đổi cách thức xác định thành viên của Hội đồng Tư pháp (Tòa án tối cao) và hoạt động của thể chế này.
Những câu hỏi này hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tư pháp Ecuador và giảm thiểu tình trạng mất an ninh trật tự tại quốc gia Nam Mỹ này.
Bên cạnh đó, cũng đáng chú ý là đề nghị cấm các chủ sở hữu, cổ đông lớn hay lãnh đạo cấp cao của các cơ quan phương tiện truyền thông hoặc thể chế tài chính tư nhân, tham gia các lĩnh vực kinh doanh khác và việc thành lập Hội đồng điều tiết để ngăn chặn những thông điệp mang tính kích động bạo lực, khiêu dâm hay phân biệt chủng tộc và tăng trách nhiệm đối với tính xác thực của thông tin.
Đây là những đề nghị nhằm tránh việc sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng nhất (hiện đều thuộc sở hữu tư nhân) phục vụ lợi ích của một thiểu số do ràng buộc về kinh tế qua những thông tin sai lệch, cố tình bóp méo sự thật; đồng thời nâng cao chức năng truyền bá các giá trị văn hóa của các báo, đài tới toàn dân.
Những câu hỏi còn lại xoay quanh việc đưa làm giàu không chính đáng thành tội hình sự (nhằm ngăn chặn tham nhũng), cấm kinh doanh sòng bạc, trung tâm cá độ (quyết định theo từng địa phương), cấm giết thú vật chỉ để phục vụ mục đích giải trí (chủ yếu nhắm vào các lễ hội thả bò tót trên đường phố) và áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các hợp đồng lao động.
Đảng Liên minh Đất nước cầm quyền khẳng định thắng lợi trong cuộc trưng cầu lần này sẽ là một bước tiến quan trọng nữa trong quá trình tiến bộ mang tên cuộc “Cách mạng Công dân,” được khởi xướng từ năm 2007.
Theo các cuộc thăm dò trước thềm trưng cầu, khoảng 60% người dân Ecuador ủng hộ những sửa đổi, bổ sung do chính phủ đề xuất./.
(TTXVN/Vietnam+)