Theo hãng AFP, ngoại trưởng Ecuador Ricardo Patino cho biết cơ quan chức năng đã phát hiện một thiết bị nghe lén trong Đại sứ quán nước này tại London, nơi nhà sáng lập WikiLeaks đang ẩn náu.
Theo ông Patino, Ecuador sẽ công bố nguồn gốc của thiết bị được phát hiện trong văn phòng của Đại sứ Ana Alban trong cùng ngày và đề nghị quốc gia có liên quan đưa ra lời giải thích.
Phát biểu với báo giới, Ngoại trưởng Patino cho biết thêm thiết bị này được phát hiện trong một cuộc kiểm tra thường lệ trước thềm chuyến thăm của ông đến London hôm 16/6.
Tuy nhiên, quan chức đầu ngành ngoại giao Ecuador nói ông không ngụ ý thiết bị nghe lén này có liên quan đến vụ bê bối xung quanh người tiết lộ thông tin tình báo mật của Mỹ Edward Snowden, người đã xin tị nạn tại Ecuador.
[Ngày càng có nhiều nước từ chối Edward Snowden]
Ấn Độ ngày 2/7 đã lên tiếng bác bỏ đề nghị xin được tị nạn của cựu nhân viên kỹ thuật tình báo Mỹ Edward Snowden, người đang bị truy lùng vì đã tiết lộ những bí mật về chương trình do thám của Cơ quan an ninh Mỹ NSA. Quyết định này được đưa ra sau khi Nga cho biết Snowden đã từ bỏ ý định xin tị nạn tại Nga, dù anh này được cho là vẫn đang lẩn trốn tại khu vực quá cảnh thuộc sân bay ở Mátxcơva.
Theo AFP, Snowden được cho là đã gửi đơn xin tị nạn tới 21 quốc gia, gồm Áo, Bolivia, Brazil, Trung Quốc, Cuba, Phần Lan, Pháp, Đức, Ấn Độ, Italy, Ireland, Hà Lan, Nicaragua, Na Uy, Ba Lan, Nga, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ , Venezuela, Ecuador và Iceland.
Trong số những quốc gia trên, mới chỉ có Venezuela và Bolivia ngỏ ý sẵn sàng cho Snowden tị nạn, dù chưa chính thức trong khi ngoài Ấn Độ thì Ba Lan và Brazil đều đã xác nhận từ chối.
Trong khi đó, Snowden đã lên tiếng đã cáo buộc Tổng thống Mỹ Barack Obama “đang gây áp lực cho các nhà lãnh đạo” ở những nước mà Snowden tìm cách xin tị nạn.
Snowden cũng cho biết anh đã viết thư gửi Tổng thống Ecuador Rafael Correa cảm ơn ông vì đã ủng hộ anh tránh bị dẫn độ./.
Theo ông Patino, Ecuador sẽ công bố nguồn gốc của thiết bị được phát hiện trong văn phòng của Đại sứ Ana Alban trong cùng ngày và đề nghị quốc gia có liên quan đưa ra lời giải thích.
Phát biểu với báo giới, Ngoại trưởng Patino cho biết thêm thiết bị này được phát hiện trong một cuộc kiểm tra thường lệ trước thềm chuyến thăm của ông đến London hôm 16/6.
Tuy nhiên, quan chức đầu ngành ngoại giao Ecuador nói ông không ngụ ý thiết bị nghe lén này có liên quan đến vụ bê bối xung quanh người tiết lộ thông tin tình báo mật của Mỹ Edward Snowden, người đã xin tị nạn tại Ecuador.
[Ngày càng có nhiều nước từ chối Edward Snowden]
Ấn Độ ngày 2/7 đã lên tiếng bác bỏ đề nghị xin được tị nạn của cựu nhân viên kỹ thuật tình báo Mỹ Edward Snowden, người đang bị truy lùng vì đã tiết lộ những bí mật về chương trình do thám của Cơ quan an ninh Mỹ NSA. Quyết định này được đưa ra sau khi Nga cho biết Snowden đã từ bỏ ý định xin tị nạn tại Nga, dù anh này được cho là vẫn đang lẩn trốn tại khu vực quá cảnh thuộc sân bay ở Mátxcơva.
Theo AFP, Snowden được cho là đã gửi đơn xin tị nạn tới 21 quốc gia, gồm Áo, Bolivia, Brazil, Trung Quốc, Cuba, Phần Lan, Pháp, Đức, Ấn Độ, Italy, Ireland, Hà Lan, Nicaragua, Na Uy, Ba Lan, Nga, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ , Venezuela, Ecuador và Iceland.
Trong số những quốc gia trên, mới chỉ có Venezuela và Bolivia ngỏ ý sẵn sàng cho Snowden tị nạn, dù chưa chính thức trong khi ngoài Ấn Độ thì Ba Lan và Brazil đều đã xác nhận từ chối.
Trong khi đó, Snowden đã lên tiếng đã cáo buộc Tổng thống Mỹ Barack Obama “đang gây áp lực cho các nhà lãnh đạo” ở những nước mà Snowden tìm cách xin tị nạn.
Snowden cũng cho biết anh đã viết thư gửi Tổng thống Ecuador Rafael Correa cảm ơn ông vì đã ủng hộ anh tránh bị dẫn độ./.
(Vietnam+)