Đại diện Chính phủ Ecuador vàLiên hợp quốc ngày 5/8 đã ký thỏa thuận thành lập một quỹ nhận viện trợ quốc tếcho công tác bảo vệ sinh học Công viên quốc gia Yasuni tại vùng rừng rậm nhiệtđới Amazon, đổi lấy việc quốc gia Nam Mỹ này không khai thác mỏ dầu lớn nhất củahọ tại đây.
Quỹ viện trợ này sẽ do cơ quan Chương trình phát triển Liên hợp quốc(UNDP) điều hành, tuy nhiên Ecuador sẽ có quyền quyết định dự án nào tại nướcmình được sử dụng nguồn vốn trên.
Ước tính trong 18 tháng đầu tiên, quỹ này sẽnhận được khoảng 100 triệu USD.
Cách đây ba năm, Chính phủ của Tổng thống cánh tả Rafael Correa đã đưa ra sángkiến sẵn sàng từ bỏ việc khai thác mỏ Ishinpingo-Tambococha-Tiputini (ITT), cótrữ lượng 850 triệu thùng dầu thô (bằng 1/5 trữ lượng kiểm chứng của Ecuador), đểbảo vệ rừng Amazon nếu nhận được từ cộng đồng quốc tế ít nhất một nửa của khoảntiền 7 tỷ USD - khoản ngân sách dự tính thu được từ việc bán lượng dầu trên.
Với diện tích 982.000 hécta và nằm ngay tại khu vực rậm rạp nhất của "lá phổihành tinh," Công viên quốc gia Yasuni được coi là một trong những khu bảo tồn đadạng sinh học lớn nhất thế giới.
Theo tính toán của các nhà khoa học, sáng kiếnYasuni sẽ tránh được việc thải 407 triệu tấn khí điôxít cácbon (CO2) vào bầu khíquyển, tương đương lượng khí thải trong một năm của Brazil hoặc Pháp.
Hiện tại,Liên minh châu Âu, Đức, Bỉ, Italy và Tây Ban Nha đã cam kết đóng góp vào quỹtrên, trong đó riêng Đức cung cấp mỗi năm 50 triệu euro (67 triệu USD).
Trongvài tuần tới, Ecuador sẽ vận động một số nước Trung Đông và các công ty tư nhântham gia quỹ này./.
Quỹ viện trợ này sẽ do cơ quan Chương trình phát triển Liên hợp quốc(UNDP) điều hành, tuy nhiên Ecuador sẽ có quyền quyết định dự án nào tại nướcmình được sử dụng nguồn vốn trên.
Ước tính trong 18 tháng đầu tiên, quỹ này sẽnhận được khoảng 100 triệu USD.
Cách đây ba năm, Chính phủ của Tổng thống cánh tả Rafael Correa đã đưa ra sángkiến sẵn sàng từ bỏ việc khai thác mỏ Ishinpingo-Tambococha-Tiputini (ITT), cótrữ lượng 850 triệu thùng dầu thô (bằng 1/5 trữ lượng kiểm chứng của Ecuador), đểbảo vệ rừng Amazon nếu nhận được từ cộng đồng quốc tế ít nhất một nửa của khoảntiền 7 tỷ USD - khoản ngân sách dự tính thu được từ việc bán lượng dầu trên.
Với diện tích 982.000 hécta và nằm ngay tại khu vực rậm rạp nhất của "lá phổihành tinh," Công viên quốc gia Yasuni được coi là một trong những khu bảo tồn đadạng sinh học lớn nhất thế giới.
Theo tính toán của các nhà khoa học, sáng kiếnYasuni sẽ tránh được việc thải 407 triệu tấn khí điôxít cácbon (CO2) vào bầu khíquyển, tương đương lượng khí thải trong một năm của Brazil hoặc Pháp.
Hiện tại,Liên minh châu Âu, Đức, Bỉ, Italy và Tây Ban Nha đã cam kết đóng góp vào quỹtrên, trong đó riêng Đức cung cấp mỗi năm 50 triệu euro (67 triệu USD).
Trongvài tuần tới, Ecuador sẽ vận động một số nước Trung Đông và các công ty tư nhântham gia quỹ này./.
(TTXVN/Vietnam+)