Tổng thống Ecuador Rafael Correa ngày 8/5 cảnh cáo Đại sứ Mỹ Adam Namm nên giới hạn thực hiện nhiệm vụ ngoại giao của mình thay vì tham gia các hoạt động chính trị chống lại chính phủ Ecuador.
Nói chuyện với báo chí tại thành phố Guayaquil, nhà lãnh đạo cách tả Ecuador coi việc ông Namm tham gia một hoạt động do một hiệp hội nhà báo vu cáo Ecuador không có tự do ngôn luận tổ chức mới đây là một hành động “thô lỗ.”
Tổng thống Correa đặt ra câu hỏi "Tại sao các đại sứ của các nước khác không tham gia cuộc gặp đó mà chỉ có đại sứ Mỹ?," và kết luận sự có mặt của ông Namm thực chất là nhằm gây khó chịu cho chính phủ Ecuador.
Trước phát biểu của ông Namm về sự “quan ngại” của Washington về tự do báo chí tại Ecuador, Tổng thống Correa cho biết nếu ông tiếp tục “lo ngại” thì sẽ bị trục xuất để một đại sứ không còn phải bận tâm về vấn đề đó mà chỉ quan tâm các chức năng của một nhà ngoại giao.
Cũng tại cuộc gặp gỡ báo chí, Tổng thống Correa tố cáo Cơ quan hỗ trợ phát triển quốc tế Mỹ (Usaid) tài trợ cho Fundamedios, một tổ chức đã đưa ra những báo cáo trong đó vu cáo Ecuador hạn chế tự do báo chí.
Ông Correa cho biết, cũng như tại Venezuela và Bolivia, các thế lực cánh hữu Mỹ tài trợ các tổ chức đối lập tại Ecuador, nhằm gây bất ổn cho các chính phủ tiến bộ tại Nam Mỹ.
Ngày 3/5, tại một buổi lễ kỷ niệm Ngày tự do báo chí thế giới do Hội nhà báo toàn quốc, tập hợp các cơ quan báo chí tư nhân và đối lập, tổ chức tại Quito, Đại sứ Namm đã tham gia và viết trên một bức tranh tường câu nói của cố Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson “Báo chí tự do bảo đảm sự an toàn duy nhất cho tất cả.”
Dòng chữ trên được viết cạnh những hình châm biếm chỉ trích Tổng thống Correa. Sau đó ông Namm tuyên bố với báo chí rằng trong một nền dân chủ, nghĩa vụ của chính phủ bảo vệ một nền báo chí tự do là rất quan trọng.
Tổng thống Correa luôn lên án một bộ phận không nhỏ báo chí tư nhân Ecuador tha hóa, chạy theo xu hướng thương mại hóa, phục vụ lợi ích của nước ngoài và gây bất ổn chính phủ của ông.
Trước xu hướng báo chí như vậy, chính cố Tổng thống Mỹ Jefferson đã từng phát biểu "một người không bao giờ đọc báo sẽ được thông tin tốt hơn những người đọc báo.” Tổng thống Correa đặt ra câu hỏi tại sao trên bức tranh tường trên, không ai viết câu nói đó.
Ngày 7/5, Ngoại trưởng Ecuador Ricardo Patiño đã triệu tập ông Namm để lưu ý ông về những phát biểu mang tính can thiệp trên.
Chính vì những phát biểu mang tính can thiệp của cựu đại sứ của Mỹ tại Quito, Heather Hodges, bị phát tán trang mạng WikiLeaks, bà đã bị chính phủ Ecuador trục xuất. Để trả đũa, chính phủ Mỹ cũng trục xuất đại sứ Ecuador tại Washington, khiến hai nước chỉ giữ quan hệ ở cấp đại biện từ tháng 4/2011 đến tháng 4/2012./.
Nói chuyện với báo chí tại thành phố Guayaquil, nhà lãnh đạo cách tả Ecuador coi việc ông Namm tham gia một hoạt động do một hiệp hội nhà báo vu cáo Ecuador không có tự do ngôn luận tổ chức mới đây là một hành động “thô lỗ.”
Tổng thống Correa đặt ra câu hỏi "Tại sao các đại sứ của các nước khác không tham gia cuộc gặp đó mà chỉ có đại sứ Mỹ?," và kết luận sự có mặt của ông Namm thực chất là nhằm gây khó chịu cho chính phủ Ecuador.
Trước phát biểu của ông Namm về sự “quan ngại” của Washington về tự do báo chí tại Ecuador, Tổng thống Correa cho biết nếu ông tiếp tục “lo ngại” thì sẽ bị trục xuất để một đại sứ không còn phải bận tâm về vấn đề đó mà chỉ quan tâm các chức năng của một nhà ngoại giao.
Cũng tại cuộc gặp gỡ báo chí, Tổng thống Correa tố cáo Cơ quan hỗ trợ phát triển quốc tế Mỹ (Usaid) tài trợ cho Fundamedios, một tổ chức đã đưa ra những báo cáo trong đó vu cáo Ecuador hạn chế tự do báo chí.
Ông Correa cho biết, cũng như tại Venezuela và Bolivia, các thế lực cánh hữu Mỹ tài trợ các tổ chức đối lập tại Ecuador, nhằm gây bất ổn cho các chính phủ tiến bộ tại Nam Mỹ.
Ngày 3/5, tại một buổi lễ kỷ niệm Ngày tự do báo chí thế giới do Hội nhà báo toàn quốc, tập hợp các cơ quan báo chí tư nhân và đối lập, tổ chức tại Quito, Đại sứ Namm đã tham gia và viết trên một bức tranh tường câu nói của cố Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson “Báo chí tự do bảo đảm sự an toàn duy nhất cho tất cả.”
Dòng chữ trên được viết cạnh những hình châm biếm chỉ trích Tổng thống Correa. Sau đó ông Namm tuyên bố với báo chí rằng trong một nền dân chủ, nghĩa vụ của chính phủ bảo vệ một nền báo chí tự do là rất quan trọng.
Tổng thống Correa luôn lên án một bộ phận không nhỏ báo chí tư nhân Ecuador tha hóa, chạy theo xu hướng thương mại hóa, phục vụ lợi ích của nước ngoài và gây bất ổn chính phủ của ông.
Trước xu hướng báo chí như vậy, chính cố Tổng thống Mỹ Jefferson đã từng phát biểu "một người không bao giờ đọc báo sẽ được thông tin tốt hơn những người đọc báo.” Tổng thống Correa đặt ra câu hỏi tại sao trên bức tranh tường trên, không ai viết câu nói đó.
Ngày 7/5, Ngoại trưởng Ecuador Ricardo Patiño đã triệu tập ông Namm để lưu ý ông về những phát biểu mang tính can thiệp trên.
Chính vì những phát biểu mang tính can thiệp của cựu đại sứ của Mỹ tại Quito, Heather Hodges, bị phát tán trang mạng WikiLeaks, bà đã bị chính phủ Ecuador trục xuất. Để trả đũa, chính phủ Mỹ cũng trục xuất đại sứ Ecuador tại Washington, khiến hai nước chỉ giữ quan hệ ở cấp đại biện từ tháng 4/2011 đến tháng 4/2012./.
Quang Sơn/Buenos Aires (Vietnam+)