Ngày 28/10, tại diễn đàn Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 66, Chủ tịch Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC) Lazarous Kapambwe đã kêu gọi cộng đồng quốc tế thúc đẩy khẩn cấp các chiến lược tăng trưởng kinh tế phổ quát để giải quyết cuộc khủng hoảng toàn cầu về việc làm.
Ông Kapambwe nhấn mạnh, cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu nay đã trở thành cuộc khủng hoảng trầm trọng về việc làm, tác động đến cuộc sống hàng ngày của hàng tỷ người trên thế giới.
Đầu tư tăng năng suất và năng lực sản xuất của mỗi quốc gia hiệu quả và hiệu lực hơn phải là phản ứng quan trọng nhất không chỉ để giải quyết khủng hoảng trầm trọng về việc làm mà còn phát triển bền vững dài hạn.
Bất ổn kinh tế, giá lương thực tăng cao cùng với thất nghiệp đang làm nảy sinh rối loạn xã hội ở nhiều nước và cần phải được giải quyết thông qua các chiến lược tăng trưởng kinh tế cân bằng và phổ quát hơn để tăng năng lực sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng, tạo ra nhiều việc làm mới.
ECOSOC cho rằng, các nước phát triển và đang phát triển cần có các chính sách khác nhau để giải quyết khủng hoảng việc làm.
Chính sách chuyển dịch cơ cấu cần thiết đối với các nền kinh tế tiên tiến để người lao động có thể chuyển dịch từ các ngành công nghiệp dễ bị mất việc làm sang các ngành công nghiệp tạo nhiều việc làm.
Chính phủ các nước cần tăng cường bảo vệ xã hội để tạo điều kiện chuyển dịch việc làm. Các nước đang phát triển cần tăng đầu tư, tăng năng lực sản xuất để tăng năng suất nhằm tạo thu nhập cao cho người lao động.
Số liệu thống kê của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho biết, tỷ lệ thất nghiệp trên thế giới vẫn rất cao, đặc biệt trong thanh niên với tỷ lệ thất nghiệp trung bình lên tới 12,6%.
Từ năm 2007-2009, khoảng 27 triệu việc làm đã bị mất, trong đó 5,2 triệu đối tượng mất việc là thanh niên. Một thế hệ thanh niên có nguy cơ bị tổn thương do không được đào tạo và không hy vọng tìm được việc làm thích hợp./.
Ông Kapambwe nhấn mạnh, cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu nay đã trở thành cuộc khủng hoảng trầm trọng về việc làm, tác động đến cuộc sống hàng ngày của hàng tỷ người trên thế giới.
Đầu tư tăng năng suất và năng lực sản xuất của mỗi quốc gia hiệu quả và hiệu lực hơn phải là phản ứng quan trọng nhất không chỉ để giải quyết khủng hoảng trầm trọng về việc làm mà còn phát triển bền vững dài hạn.
Bất ổn kinh tế, giá lương thực tăng cao cùng với thất nghiệp đang làm nảy sinh rối loạn xã hội ở nhiều nước và cần phải được giải quyết thông qua các chiến lược tăng trưởng kinh tế cân bằng và phổ quát hơn để tăng năng lực sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng, tạo ra nhiều việc làm mới.
ECOSOC cho rằng, các nước phát triển và đang phát triển cần có các chính sách khác nhau để giải quyết khủng hoảng việc làm.
Chính sách chuyển dịch cơ cấu cần thiết đối với các nền kinh tế tiên tiến để người lao động có thể chuyển dịch từ các ngành công nghiệp dễ bị mất việc làm sang các ngành công nghiệp tạo nhiều việc làm.
Chính phủ các nước cần tăng cường bảo vệ xã hội để tạo điều kiện chuyển dịch việc làm. Các nước đang phát triển cần tăng đầu tư, tăng năng lực sản xuất để tăng năng suất nhằm tạo thu nhập cao cho người lao động.
Số liệu thống kê của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho biết, tỷ lệ thất nghiệp trên thế giới vẫn rất cao, đặc biệt trong thanh niên với tỷ lệ thất nghiệp trung bình lên tới 12,6%.
Từ năm 2007-2009, khoảng 27 triệu việc làm đã bị mất, trong đó 5,2 triệu đối tượng mất việc là thanh niên. Một thế hệ thanh niên có nguy cơ bị tổn thương do không được đào tạo và không hy vọng tìm được việc làm thích hợp./.
(TTXVN/Vietnam+)