Trong bối cảnh năm 2011 chuẩn bị kết thúc, bộ phận phân tích và tư vấn kinh tế (EIU) của tạp chí Nhà Kinh tế (Economist) đã đưa ra một số vấn đề có thể định hình chương trình nghị sự quốc tế trong năm 2012:
1. Kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại. Các điều kiện kinh tế trong năm 2012 sẽ khó khăn hơn đối với đa số các nước trên thế giới. EIU dự báo tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu tính theo sức mua trong năm 2012 là 3,2%, giảm so với mức tương ứng 3,8% trong năm 2011.
Sự suy giảm của các nền kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ cản trở sự tăng trưởng toàn cầu và làm suy yếu lòng tin của các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người tiêu dùng ở nhiều mức độ khác nhau.
Sự suy giảm đó cũng có tác động đến đa số các thị trường, đăc biệt là khu vực Đông Âu và Bắc Phi cũng như các nước đang nổi châu Á. Ảnh hưởng toàn cầu của việc suy thoái tại Eurozone sẽ gây ra và cộng hưởng với sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế Mỹ.
2. Cuộc khủng hoảng nợ tại Eurozone tiếp tục diễn ra. Theo nhận định của EIU, cuộc khủng hoảng của Eurozone ít nhất sẽ tiếp diễn trong năm 2012 và trong hợp xấu thì nó có thể trầm trọng thêm đáng kế.
Điều này có thể dẫn đến một hoặc một số nước phải ra khỏi khu vực đồng tiền chung này. Khả năng Eurozone tan vỡ là rất ít, nhưng cũng không thể bỏ qua. Nếu điều đó xảy ra thì sẽ là một thảm hoạ đối với nền kinh tế toàn cầu và sẽ dẫn đến sản lượng kinh tế toàn cầu giảm mạnh so với dự báo.
3. Tổn thất của các cuộc nổi dậy ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi (MENA). Bức tranh chính trị của MENA vẫn đang được vẽ lại, nhưng mức độ lộn xộn về mặt kinh tế của khu vực này cần được theo dõi chặt chẽ trong năm 2012.
Ở nhiều góc độ, sự thay đổi về mặt chính trị đã gây ra những khó khăn về kinh tế trong năm 2011, đặc biệt là ở Libya, Ai Cập và Tunisia.
Mặc dù kinh tế toàn khu vực này được dự báo sẽ phục hồi trong năm 2012, nhưng điều kiện vẫn khó khăn, nhiều nền kinh tế vẫn đang trong điều kiện xấu hơn so với dưới thời chế độ cũ.
4. Tiếp tục thắt lưng buộc bụng. Việc thắt lưng buộc bụng về tài chính sẽ hạn chế sự tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm, làm tăng áp lực đối với các dịch vụ công và gia tăng những tranh cãi chính trị nghiêm trọng ở đa số các nước giàu trong năm 2012.
EIU dự báo tăng trưởng kinh tế, ngân sách và thất nghiệp của 17 nền kinh tế thuộc Eurozone, cùng với Anh và Mỹ trong năm 2012 sẽ xấu hơn so với năm 2011.
Nhiều nước, do sức ép của thị trường hoặc chính trị nội bộ, sẽ buộc phải cắt giảm chi tiêu vào đúng thời điểm nền kinh tế của họ đang cần được kích thích nhất. Thắt chặt chi tiêu công sẽ là chủ đề trong các cuộc tranh luận chính sách trong suốt năm 2012.
5. Sự biến động về tài chính. EIU nhận định rằng trong năm tới, các thị trường tài chính có thể sẽ có thêm một năm hỗn loạn và những tháng qua là giai đoạn biến động nhất kể từ khi ngân hàng đầu tư Lehman Brothers của Mỹ sụp đổ năm 2008.
Chẳng còn gì là bất ngờ nếu các thị trường chứng khoán toàn cầu tăng hoặc giảm 1% trong một phiên giao dịch hoặc tăng giảm 5% trong một tuần. Sự thay đổi liên tục giữa thích và không thích mạo hiểm của các nhà đầu tư sẽ tiếp diễn trong năm 2012.
Nếu cuộc khủng hoảng của châu Âu có bước ngoặt xấu đi, tình hình bán tháo trên các thị trường trái phiếu châu Âu, thị trường chứng khoán, nguyên liệu và tiền tệ toàn cầu sẽ trở nên nghiêm trọng.
Trong tình huống đó, đồng euro sẽ yếu đi nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong mọi tình huống, dự báo đồng euro cũng sẽ yếu đi đạt mức trung bình khoảng 1,28 USD/euro trong năm 2012.
6. Giá nguyên liệu thấp hơn. Nếu triển vọng kinh tế khó khăn của năm 2012 có một điểm hỗ trợ thì đó chính là việc giá nguyên liệu sẽ dịu đi sau 2 năm tăng mạnh. Điều này có được chủ yếu là do nhu cầu tiêu thụ yếu đi, hoặc ít nhất là tốc độ tăng của nhu cầu chậm lại.
Trong một số trường hợp, như dầu mỏ, những cải thiện trong nguồn cung cũng giúp giá hạ. Tuy nhiên, chiều ngược lại, việc các nước giàu tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng và việc lòng tin đối với các tài sản tài chính giảm sẽ ngăn chặn việc giá nguyên liệu không giảm quá mạnh.
Dự báo giá dầu Brent sẽ giảm 14% xuống mức 95 USD/thùng trong năm 2012. Giá lương thực, thực phẩm, đồ uống sẽ giảm khoảng 12,5%. Giá nguyên liệu thô công nghiệp sẽ giảm 13%. Tất cả các yếu tố này giúp lạm phát toàn cầu giảm xuống mức 3,2% trong năm 2012.
7. Bầu cử tại Mỹ. Cuộc tổng bầu cử sẽ thống trị đời sống chính trị Mỹ trong năm 2012 và có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế. Sự chia rẽ bè phái sâu sắc sẽ tiếp diễn, thậm chí có thể trầm trọng hơn do các chiến thuật tranh cử, trong năm 2012 và ngăn cản các cuộc tranh luận chính sách nghiêm túc.
Hiện tại vẫn rất khó để dự báo kết quả của cuộc bầu cử này. Tình hình kinh tế khó khăn cùng với việc không giúp tạo ra được sự thỏa hiệp trong Quốc hội là những rào cản chính trong việc tái đắc cử của ông Barack Obama. Trong khi đó đảng Cộng hòa cũng chưa có một ứng cử viên nổi trội nào.
8. Tình hình chính trị tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Triều Tiên luôn là mối đe dọa không thể đoán trước được đối với sự ổn định của khu vực Bắc Á. Cái chết của nhà lãnh đạo Kim Jong-Il làm gia tăng sự không rõ ràng xung quanh chương trình hạt nhân cũng như những hành động có thể của quốc gia này trong năm 2012.
Một cuộc chuyển giao quyền lực thuận lợi là khó khăn vì Triều Tiên thiếu nền tảng thể chế lập pháp vững chắc và Kim Jong-Un chưa được chuẩn bị kỹ, thiếu kinh nghiệm.
Điều này cho thấy có nguy cơ xảy ra đấu đá bè phái gây ổn và có thể dẫn đến việc chế độ sụp đổ, khủng hoảng tị nạn hoặc xung đột khu vực. Đây cũng sẽ là một năm đầy lo lắng đối với các quan chức ngoại giao Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ.
9. Chương trình hạt nhân của Iran. Chương trình hạt nhân của Iran và phản ứng của cộng đồng quốc tế đối với nó có thể sẽ tiếp tục tạo ra một năm bất ổn trong năm 2012.
Những báo cáo gần đây của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), trong đó lần đầu tiên khẳng định Iran đang cố gắng phát triển vũ khí hạt nhân, đã làm gia tăng các nguy cơ địa chính trị.
Nhiều nước đã áp đặt các biện pháp trừng phạt mới và những tiết lộ của IAEA có thể khuyến khích các nhân vật cứng rắn thúc đẩy một phản ứng mạnh mẽ hơn, dù vậy khả năng diễn ra một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Tehran là không lớn.
Diễn biến của cuộc tranh cãi này sẽ phụ thuộc vào diễn biến tình hình nội bộ của Iran./.
1. Kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại. Các điều kiện kinh tế trong năm 2012 sẽ khó khăn hơn đối với đa số các nước trên thế giới. EIU dự báo tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu tính theo sức mua trong năm 2012 là 3,2%, giảm so với mức tương ứng 3,8% trong năm 2011.
Sự suy giảm của các nền kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ cản trở sự tăng trưởng toàn cầu và làm suy yếu lòng tin của các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người tiêu dùng ở nhiều mức độ khác nhau.
Sự suy giảm đó cũng có tác động đến đa số các thị trường, đăc biệt là khu vực Đông Âu và Bắc Phi cũng như các nước đang nổi châu Á. Ảnh hưởng toàn cầu của việc suy thoái tại Eurozone sẽ gây ra và cộng hưởng với sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế Mỹ.
2. Cuộc khủng hoảng nợ tại Eurozone tiếp tục diễn ra. Theo nhận định của EIU, cuộc khủng hoảng của Eurozone ít nhất sẽ tiếp diễn trong năm 2012 và trong hợp xấu thì nó có thể trầm trọng thêm đáng kế.
Điều này có thể dẫn đến một hoặc một số nước phải ra khỏi khu vực đồng tiền chung này. Khả năng Eurozone tan vỡ là rất ít, nhưng cũng không thể bỏ qua. Nếu điều đó xảy ra thì sẽ là một thảm hoạ đối với nền kinh tế toàn cầu và sẽ dẫn đến sản lượng kinh tế toàn cầu giảm mạnh so với dự báo.
3. Tổn thất của các cuộc nổi dậy ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi (MENA). Bức tranh chính trị của MENA vẫn đang được vẽ lại, nhưng mức độ lộn xộn về mặt kinh tế của khu vực này cần được theo dõi chặt chẽ trong năm 2012.
Ở nhiều góc độ, sự thay đổi về mặt chính trị đã gây ra những khó khăn về kinh tế trong năm 2011, đặc biệt là ở Libya, Ai Cập và Tunisia.
Mặc dù kinh tế toàn khu vực này được dự báo sẽ phục hồi trong năm 2012, nhưng điều kiện vẫn khó khăn, nhiều nền kinh tế vẫn đang trong điều kiện xấu hơn so với dưới thời chế độ cũ.
4. Tiếp tục thắt lưng buộc bụng. Việc thắt lưng buộc bụng về tài chính sẽ hạn chế sự tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm, làm tăng áp lực đối với các dịch vụ công và gia tăng những tranh cãi chính trị nghiêm trọng ở đa số các nước giàu trong năm 2012.
EIU dự báo tăng trưởng kinh tế, ngân sách và thất nghiệp của 17 nền kinh tế thuộc Eurozone, cùng với Anh và Mỹ trong năm 2012 sẽ xấu hơn so với năm 2011.
Nhiều nước, do sức ép của thị trường hoặc chính trị nội bộ, sẽ buộc phải cắt giảm chi tiêu vào đúng thời điểm nền kinh tế của họ đang cần được kích thích nhất. Thắt chặt chi tiêu công sẽ là chủ đề trong các cuộc tranh luận chính sách trong suốt năm 2012.
5. Sự biến động về tài chính. EIU nhận định rằng trong năm tới, các thị trường tài chính có thể sẽ có thêm một năm hỗn loạn và những tháng qua là giai đoạn biến động nhất kể từ khi ngân hàng đầu tư Lehman Brothers của Mỹ sụp đổ năm 2008.
Chẳng còn gì là bất ngờ nếu các thị trường chứng khoán toàn cầu tăng hoặc giảm 1% trong một phiên giao dịch hoặc tăng giảm 5% trong một tuần. Sự thay đổi liên tục giữa thích và không thích mạo hiểm của các nhà đầu tư sẽ tiếp diễn trong năm 2012.
Nếu cuộc khủng hoảng của châu Âu có bước ngoặt xấu đi, tình hình bán tháo trên các thị trường trái phiếu châu Âu, thị trường chứng khoán, nguyên liệu và tiền tệ toàn cầu sẽ trở nên nghiêm trọng.
Trong tình huống đó, đồng euro sẽ yếu đi nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong mọi tình huống, dự báo đồng euro cũng sẽ yếu đi đạt mức trung bình khoảng 1,28 USD/euro trong năm 2012.
6. Giá nguyên liệu thấp hơn. Nếu triển vọng kinh tế khó khăn của năm 2012 có một điểm hỗ trợ thì đó chính là việc giá nguyên liệu sẽ dịu đi sau 2 năm tăng mạnh. Điều này có được chủ yếu là do nhu cầu tiêu thụ yếu đi, hoặc ít nhất là tốc độ tăng của nhu cầu chậm lại.
Trong một số trường hợp, như dầu mỏ, những cải thiện trong nguồn cung cũng giúp giá hạ. Tuy nhiên, chiều ngược lại, việc các nước giàu tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng và việc lòng tin đối với các tài sản tài chính giảm sẽ ngăn chặn việc giá nguyên liệu không giảm quá mạnh.
Dự báo giá dầu Brent sẽ giảm 14% xuống mức 95 USD/thùng trong năm 2012. Giá lương thực, thực phẩm, đồ uống sẽ giảm khoảng 12,5%. Giá nguyên liệu thô công nghiệp sẽ giảm 13%. Tất cả các yếu tố này giúp lạm phát toàn cầu giảm xuống mức 3,2% trong năm 2012.
7. Bầu cử tại Mỹ. Cuộc tổng bầu cử sẽ thống trị đời sống chính trị Mỹ trong năm 2012 và có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế. Sự chia rẽ bè phái sâu sắc sẽ tiếp diễn, thậm chí có thể trầm trọng hơn do các chiến thuật tranh cử, trong năm 2012 và ngăn cản các cuộc tranh luận chính sách nghiêm túc.
Hiện tại vẫn rất khó để dự báo kết quả của cuộc bầu cử này. Tình hình kinh tế khó khăn cùng với việc không giúp tạo ra được sự thỏa hiệp trong Quốc hội là những rào cản chính trong việc tái đắc cử của ông Barack Obama. Trong khi đó đảng Cộng hòa cũng chưa có một ứng cử viên nổi trội nào.
8. Tình hình chính trị tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Triều Tiên luôn là mối đe dọa không thể đoán trước được đối với sự ổn định của khu vực Bắc Á. Cái chết của nhà lãnh đạo Kim Jong-Il làm gia tăng sự không rõ ràng xung quanh chương trình hạt nhân cũng như những hành động có thể của quốc gia này trong năm 2012.
Một cuộc chuyển giao quyền lực thuận lợi là khó khăn vì Triều Tiên thiếu nền tảng thể chế lập pháp vững chắc và Kim Jong-Un chưa được chuẩn bị kỹ, thiếu kinh nghiệm.
Điều này cho thấy có nguy cơ xảy ra đấu đá bè phái gây ổn và có thể dẫn đến việc chế độ sụp đổ, khủng hoảng tị nạn hoặc xung đột khu vực. Đây cũng sẽ là một năm đầy lo lắng đối với các quan chức ngoại giao Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ.
9. Chương trình hạt nhân của Iran. Chương trình hạt nhân của Iran và phản ứng của cộng đồng quốc tế đối với nó có thể sẽ tiếp tục tạo ra một năm bất ổn trong năm 2012.
Những báo cáo gần đây của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), trong đó lần đầu tiên khẳng định Iran đang cố gắng phát triển vũ khí hạt nhân, đã làm gia tăng các nguy cơ địa chính trị.
Nhiều nước đã áp đặt các biện pháp trừng phạt mới và những tiết lộ của IAEA có thể khuyến khích các nhân vật cứng rắn thúc đẩy một phản ứng mạnh mẽ hơn, dù vậy khả năng diễn ra một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Tehran là không lớn.
Diễn biến của cuộc tranh cãi này sẽ phụ thuộc vào diễn biến tình hình nội bộ của Iran./.
Đình Thư (TTXVN/Vietnam+)