Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 10/6 đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục 1% .
Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh các thị trường tài chính đề nghị được biết chi tiết chương trình mua nợ của các nước trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang gây nhiều tranh cãi.
Nhà kinh tế James Nixon thuộc Ngân hàng Societe Generale nói rằng việc ECB giữ nguyên lãi suất là phù hợp, vì những bất ổn hiện nay trong khu vực hiện chưa đủ động lực để buộc ECB phải thay đổi chính sách lãi suất.
Tháng trước, các thống đốc ngân hàng trung ương ở châu Âu đã quyết định mua nhiều tỷ euro các khoản nợ của các nước thành viên đang gặp khó khăn hiện nay như Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, động thái này bị ít nhất một quan chức cấp cao phản đối vì cho rằng nó làm giảm sự tín nhiệm của ECB.
Chủ tịch ECB Jean-Claude Trichet cho biết ECB đang nỗ lực tháo gỡ cuộc khủng hoảng tài chính hiện đang "bóp nghẹt" hoạt động cho vay của các chính phủ và ngân hàng thương mại, làm người ta liên tưởng đến các điều kiện khủng hoảng tín dụng sau vụ Ngân hàng đầu tư Lehman Brothers bị sụp đổ hồi năm 2008.
Trong khi đó, Thống đốc ECB tại Đức Axel Weber lên tiếng phản đối chương trình mua trái phiếu trên và công khai kêu gọi thắt chặt hoạt động này.
ECB khẳng định họ đang làm tất cả để đảm bảo không có ngân hàng và nước thành viên nào rơi vào cảnh không trả được nợ. Tuy nhiên, tâm lý của giới đầu cơ hiện đã sa sút, khiến đồng euro giảm giá mạnh so với các ngoại tệ mạnh khác.
Ngày 10/6, đồng euro được giao dịch ở mức trên 1,2 USD/euro không xa, thấp hơn nhiều so với mức 1,43 USD/euro cuối tháng 12/09.
Các ngân hàng ở Eurozone đã vay kỷ lục gần 370 tỷ euro (khoảng 445 tỷ USD) tính đến cuối ngày 9/6. Các quỹ tín dụng lo lắng rằng các đối tác của họ không có khả năng trả nợ./.
Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh các thị trường tài chính đề nghị được biết chi tiết chương trình mua nợ của các nước trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang gây nhiều tranh cãi.
Nhà kinh tế James Nixon thuộc Ngân hàng Societe Generale nói rằng việc ECB giữ nguyên lãi suất là phù hợp, vì những bất ổn hiện nay trong khu vực hiện chưa đủ động lực để buộc ECB phải thay đổi chính sách lãi suất.
Tháng trước, các thống đốc ngân hàng trung ương ở châu Âu đã quyết định mua nhiều tỷ euro các khoản nợ của các nước thành viên đang gặp khó khăn hiện nay như Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, động thái này bị ít nhất một quan chức cấp cao phản đối vì cho rằng nó làm giảm sự tín nhiệm của ECB.
Chủ tịch ECB Jean-Claude Trichet cho biết ECB đang nỗ lực tháo gỡ cuộc khủng hoảng tài chính hiện đang "bóp nghẹt" hoạt động cho vay của các chính phủ và ngân hàng thương mại, làm người ta liên tưởng đến các điều kiện khủng hoảng tín dụng sau vụ Ngân hàng đầu tư Lehman Brothers bị sụp đổ hồi năm 2008.
Trong khi đó, Thống đốc ECB tại Đức Axel Weber lên tiếng phản đối chương trình mua trái phiếu trên và công khai kêu gọi thắt chặt hoạt động này.
ECB khẳng định họ đang làm tất cả để đảm bảo không có ngân hàng và nước thành viên nào rơi vào cảnh không trả được nợ. Tuy nhiên, tâm lý của giới đầu cơ hiện đã sa sút, khiến đồng euro giảm giá mạnh so với các ngoại tệ mạnh khác.
Ngày 10/6, đồng euro được giao dịch ở mức trên 1,2 USD/euro không xa, thấp hơn nhiều so với mức 1,43 USD/euro cuối tháng 12/09.
Các ngân hàng ở Eurozone đã vay kỷ lục gần 370 tỷ euro (khoảng 445 tỷ USD) tính đến cuối ngày 9/6. Các quỹ tín dụng lo lắng rằng các đối tác của họ không có khả năng trả nợ./.
Trang Nhung (TTXVN/Vietnam+)