Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 23/10 đã thông báo kế hoạch rà soát bảng quyết toán cũng như sát hạch khả năng chống đỡ các cú sốc của 128 ngân hàng ở Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) trong vòng một năm.
Việc rà soát bắt đầu từ tháng 11/2013 và kết thúc vào tháng 10/2014, trước khi ECB đảm nhận vai trò giám sát hệ thống ngân hàng khu vực.
Kế hoạch trên của ECB được tiến hành nhằm phát hiện những rủi ro tiềm ẩn trong bảng quyết toán của các ngân hàng như các khoản nợ và các tài sản xấu, sự thiếu hụt vốn và những rủi ro khác có thể khiến ngân hàng dễ bị tổn thương trước các cú sốc tài chính.
Kế hoạch này nhằm mục đích làm gia tăng tính minh bạch, củng cố lòng tin của các cổ đông vào sự vững vàng cũng như độ tin cậy của các tài sản trong bảng quyết toán của ngân hàng.
Trong cuộc sát hạch đối với 128 ngân hàng đang chiếm 85% hệ thống ngân hàng Eurozone, ECB sẽ sử dụng các biện pháp khắt khe hơn các chuẩn được Cơ quan ngân hàng châu Âu (EBA) đưa ra trong đợt sát hạch ngân hàng trên toàn châu Âu được tiến hành vào năm tới.
Trong đợt sát hạch, ECB sẽ sử dụng định nghĩa của EBA về các khoản nợ xấu, tức những khoản nợ quá hạn trên 90 ngày. ECB sẽ yêu cầu các ngân hàng dành 8% số vốn đề phòng trường hợp xảy ra các cú sốc. Ngân hàng này cũng sẽ buộc bổ sung đối với các ngân hàng bị thiếu hụt nguồn vốn.
ECB muốn tiến hành một cuộc sát hạch nhằm không để xảy ra những tình huống đáng tiếc khi đã lãnh trách nhiệm giám sát hệ thống ngân hàng khu vực.
Hai cuộc sát hạch lần trước được thực hiện trên toàn châu Âu đã không phát hiện ra những rủi ro, khiến hệ thống ngân hàng Ireland và Tây Ban Nha lâm vào khủng hoảng.
Lo ngại về một liên minh ngân hàng không cân xứng tức là không có đủ các yếu tố cần thiết hợp thành, ECB đã hối thúc chính phủ các nước nhất trí về cơ chế giải quyết chung quy định việc cứu hay giải thể những ngân hàng gặp khó khăn.
ECB muốn chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc đánh giá tình hình tài chính của các ngân hàng song lại không có nhiệm vụ xử lý các vấn đề được phát hiện.
Ba yếu tố hợp thành một liên minh ngân hàng ở Eurozone là cơ quan giám sát, cơ chế giải quyết chung và cơ chế bảo hiểm tiền gửi. ECB đã được giao trách nhiệm giám sát các ngân hàng khu vực kể từ cuối năm 2014.
Tuy nhiên, giai đoạn thứ hai vẫn chưa được hoàn tất, khi lãnh đạo các nước vẫn đang thảo luận về những thiệt hại mà người đóng thuế phải chịu. Trong khi đó, các kế hoạch cho giai đoạn thứ ba hoàn toàn bị ngưng trệ./.
Việc rà soát bắt đầu từ tháng 11/2013 và kết thúc vào tháng 10/2014, trước khi ECB đảm nhận vai trò giám sát hệ thống ngân hàng khu vực.
Kế hoạch trên của ECB được tiến hành nhằm phát hiện những rủi ro tiềm ẩn trong bảng quyết toán của các ngân hàng như các khoản nợ và các tài sản xấu, sự thiếu hụt vốn và những rủi ro khác có thể khiến ngân hàng dễ bị tổn thương trước các cú sốc tài chính.
Kế hoạch này nhằm mục đích làm gia tăng tính minh bạch, củng cố lòng tin của các cổ đông vào sự vững vàng cũng như độ tin cậy của các tài sản trong bảng quyết toán của ngân hàng.
Trong cuộc sát hạch đối với 128 ngân hàng đang chiếm 85% hệ thống ngân hàng Eurozone, ECB sẽ sử dụng các biện pháp khắt khe hơn các chuẩn được Cơ quan ngân hàng châu Âu (EBA) đưa ra trong đợt sát hạch ngân hàng trên toàn châu Âu được tiến hành vào năm tới.
Trong đợt sát hạch, ECB sẽ sử dụng định nghĩa của EBA về các khoản nợ xấu, tức những khoản nợ quá hạn trên 90 ngày. ECB sẽ yêu cầu các ngân hàng dành 8% số vốn đề phòng trường hợp xảy ra các cú sốc. Ngân hàng này cũng sẽ buộc bổ sung đối với các ngân hàng bị thiếu hụt nguồn vốn.
ECB muốn tiến hành một cuộc sát hạch nhằm không để xảy ra những tình huống đáng tiếc khi đã lãnh trách nhiệm giám sát hệ thống ngân hàng khu vực.
Hai cuộc sát hạch lần trước được thực hiện trên toàn châu Âu đã không phát hiện ra những rủi ro, khiến hệ thống ngân hàng Ireland và Tây Ban Nha lâm vào khủng hoảng.
Lo ngại về một liên minh ngân hàng không cân xứng tức là không có đủ các yếu tố cần thiết hợp thành, ECB đã hối thúc chính phủ các nước nhất trí về cơ chế giải quyết chung quy định việc cứu hay giải thể những ngân hàng gặp khó khăn.
ECB muốn chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc đánh giá tình hình tài chính của các ngân hàng song lại không có nhiệm vụ xử lý các vấn đề được phát hiện.
Ba yếu tố hợp thành một liên minh ngân hàng ở Eurozone là cơ quan giám sát, cơ chế giải quyết chung và cơ chế bảo hiểm tiền gửi. ECB đã được giao trách nhiệm giám sát các ngân hàng khu vực kể từ cuối năm 2014.
Tuy nhiên, giai đoạn thứ hai vẫn chưa được hoàn tất, khi lãnh đạo các nước vẫn đang thảo luận về những thiệt hại mà người đóng thuế phải chịu. Trong khi đó, các kế hoạch cho giai đoạn thứ ba hoàn toàn bị ngưng trệ./.
Lê Minh (TTXVN)