Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Jean-Claude Trichet ngày 28/9 nói rằng Italy có tiềm năng rất lớn, nhưng để phát triển kinh tế, nước này phải thực hiện cải cách cơ cấu và tự do hóa nhằm đạt được tăng trưởng.
Trả lời phỏng vấn nhật báo hàng đầu Italy, tờ Corriere della Sera, ông Trichet khẳng định tăng trưởng của nước này hiện chưa phù hợp với khả năng tổng thể của nó. Theo ông, một trong những điểm mạnh của Italy không những là tinh thần kinh doanh mà còn là khả năng của các cá nhân và gia đình trong việc tạo lập doanh nghiệp.
Trong thời gian qua, gánh nặng nợ công khổng lồ và tốc độ tăng trưởng chậm chạp kinh niên của Italy đã gây nên những rối loạn trên các thị trường tài chính giữa lúc có nhiều mối lo ngại rằng nước này có thể theo đuôi Hy Lạp trở thành nạn nhân kế tiếp của cuộc khủng hoảng nợ ở khu vực đồng euro, hoặc thậm chí có thể khiến đồng euro sụp đổ. Italy là nền kinh tế lớn thứ ba ở khu vực đồng euro.
Các biện pháp thắt lưng buộc bụng gần đây của Chính phủ Italy nhằm mục tiêu cân bằng thâm hụt ngân sách vào năm 2013 đã bị chỉ trích là chưa đủ để thúc đẩy tăng trưởng hoặc giúp khôi phục nền tài chính công ốm yếu của nước này.
Ông Trichet cho rằng: "Italy cần cải cách cơ cấu để có thể tạo nên sự kích thích lớn hơn đối với nền kinh tế, giúp thúc đẩy tăng trưởng."
Theo ông, việc tăng cường chất lượng giáo dục và đào tạo, sự linh hoạt hơn nữa trên thị trường lao động là những biện pháp có thể tạo chất xúc tác để thực hiện sự đổi mới.
Chủ tịch ECB Trichet còn cho hay ông đã đề nghị Italy cũng như Tây Ban Nha phải hành động nhằm cắt giảm thâm hụt ngân sách, nhanh chóng đưa tình trạng thâm hụt ngân sách trở lại mức "bình thường."
Cùng ngày 28/9, Bộ trưởng Lao động và Xã hội Italy Maurizio Sacconi cho biết chính phủ nước ông đang vạch kế hoạch nhằm thúc đẩy tăng trưởng và kế hoạch này dự kiến sẽ được công bố "trước cuối tuần tới."
Phát biểu của ông Sacconi được đưa ra sau khi Bộ trưởng Kinh tế Giulio Tremonti báo hiệu rằng một nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kéo dài 10 năm sẽ được khởi động.
Theo các nguồn tin báo chí, những biện pháp có thể được thực thi nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vốn lâu nay đang ở mức gần zero của Italy bao gồm một kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, việc bán các tài sản nhà nước, giảm thuế kinh doanh cũng như thuế đánh vào lương, và nhiều khả năng là áp dụng thêm loại thuế của cải.
Nợ công của Italy hiện đang đứng ở mức khoảng 120% GDP, chỉ xếp thứ hai sau Hy Lạp nếu xét ở khu vực đồng euro.
Trong tháng Tám, ECB đã bắt đầu mua trái phiếu chính phủ của Italy (và Tây Ban Nha) nhằm ngăn chặn tình trạng chi phí vay mượn gia tăng theo hình xoắn ốc. Động thái này được thực hiện sau khi Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi công bố một kế hoạch thắt lưng buộc bụng trọn gói 54,2 tỷ euro (74 tỷ USD) mà đã được quốc hội nước này thông qua ngày 14/9.
Mới đây, Bộ trưởng Kinh tế Italy Tremonti cũng đã cam kết sẽ giảm thâm hụt ngân sách của nước này từ mức 3,9% GDP trong năm 2011 xuống còn 1,5-1,7% trước khi đạt đến mức zero vào năm 2013./.
Trả lời phỏng vấn nhật báo hàng đầu Italy, tờ Corriere della Sera, ông Trichet khẳng định tăng trưởng của nước này hiện chưa phù hợp với khả năng tổng thể của nó. Theo ông, một trong những điểm mạnh của Italy không những là tinh thần kinh doanh mà còn là khả năng của các cá nhân và gia đình trong việc tạo lập doanh nghiệp.
Trong thời gian qua, gánh nặng nợ công khổng lồ và tốc độ tăng trưởng chậm chạp kinh niên của Italy đã gây nên những rối loạn trên các thị trường tài chính giữa lúc có nhiều mối lo ngại rằng nước này có thể theo đuôi Hy Lạp trở thành nạn nhân kế tiếp của cuộc khủng hoảng nợ ở khu vực đồng euro, hoặc thậm chí có thể khiến đồng euro sụp đổ. Italy là nền kinh tế lớn thứ ba ở khu vực đồng euro.
Các biện pháp thắt lưng buộc bụng gần đây của Chính phủ Italy nhằm mục tiêu cân bằng thâm hụt ngân sách vào năm 2013 đã bị chỉ trích là chưa đủ để thúc đẩy tăng trưởng hoặc giúp khôi phục nền tài chính công ốm yếu của nước này.
Ông Trichet cho rằng: "Italy cần cải cách cơ cấu để có thể tạo nên sự kích thích lớn hơn đối với nền kinh tế, giúp thúc đẩy tăng trưởng."
Theo ông, việc tăng cường chất lượng giáo dục và đào tạo, sự linh hoạt hơn nữa trên thị trường lao động là những biện pháp có thể tạo chất xúc tác để thực hiện sự đổi mới.
Chủ tịch ECB Trichet còn cho hay ông đã đề nghị Italy cũng như Tây Ban Nha phải hành động nhằm cắt giảm thâm hụt ngân sách, nhanh chóng đưa tình trạng thâm hụt ngân sách trở lại mức "bình thường."
Cùng ngày 28/9, Bộ trưởng Lao động và Xã hội Italy Maurizio Sacconi cho biết chính phủ nước ông đang vạch kế hoạch nhằm thúc đẩy tăng trưởng và kế hoạch này dự kiến sẽ được công bố "trước cuối tuần tới."
Phát biểu của ông Sacconi được đưa ra sau khi Bộ trưởng Kinh tế Giulio Tremonti báo hiệu rằng một nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kéo dài 10 năm sẽ được khởi động.
Theo các nguồn tin báo chí, những biện pháp có thể được thực thi nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vốn lâu nay đang ở mức gần zero của Italy bao gồm một kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, việc bán các tài sản nhà nước, giảm thuế kinh doanh cũng như thuế đánh vào lương, và nhiều khả năng là áp dụng thêm loại thuế của cải.
Nợ công của Italy hiện đang đứng ở mức khoảng 120% GDP, chỉ xếp thứ hai sau Hy Lạp nếu xét ở khu vực đồng euro.
Trong tháng Tám, ECB đã bắt đầu mua trái phiếu chính phủ của Italy (và Tây Ban Nha) nhằm ngăn chặn tình trạng chi phí vay mượn gia tăng theo hình xoắn ốc. Động thái này được thực hiện sau khi Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi công bố một kế hoạch thắt lưng buộc bụng trọn gói 54,2 tỷ euro (74 tỷ USD) mà đã được quốc hội nước này thông qua ngày 14/9.
Mới đây, Bộ trưởng Kinh tế Italy Tremonti cũng đã cam kết sẽ giảm thâm hụt ngân sách của nước này từ mức 3,9% GDP trong năm 2011 xuống còn 1,5-1,7% trước khi đạt đến mức zero vào năm 2013./.
Ngự Bình/Rome (Vietnam+)