Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) dự kiến trong tuần này sẽ thông báo đợt tăng lãi suất đầu tiên kể từ tháng 7/2008, cho dù cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang xấu đi, với một số nền kinh tế thành viên sẽ không đạt được mục tiêu hạ thâm hụt ngân sách.
Như vậy, mức lãi suất thấp kỷ lục 1% được ECB duy trì từ tháng 5/2009 sẽ tăng, song quyết định này cũng làm gia tăng áp lực lên một số nước thành viên như Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, đồng thời đẩy giá đồng euro lên cao hơn trên các thị trưởng ngoại hối.
Các nhà hoạch định chính sách của ECB, trong đó có Chủ tịch Jean-Claude Trichet, muốn đưa chính sách tiền tệ của khu vực trở về với quỹ đạo thông thường, trong bối cảnh kinh tế đang tăng trưởng trở lại và lạm phát hiện cao hơn mục tiêu đề ra. Ông Trichet hồi tháng trước tiết lộ rằng ECB có thể tăng lãi suất trong tháng 4/2011.
Nhà kinh tế trưởng của ECB, Juergen Stark, mới đây nhấn mạnh: "Chúng tôi không thể duy trì lãi suất thấp kỷ lục trong thời gian quá dài."
Lạm phát tại khu vực Eurozone đã tăng tháng thứ tư liên tiếp lên 2,6%, cao hơn so với mức mục tiêu chỉ dưới 2% của ECB, và chưa có dấu hiệu ngừng tăng trong bối cảnh giá dầu mỏ, lương thực và nhiều loại hàng hóa khác đang trên đà đi lên.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng mức lạm phát hiện nay, cao nhất kể từ tháng 10/2008, đã làm tăng các cơ hội nâng lãi suất ít nhất một lần trong năm 2011. Nhà kinh tế cấp cao Carsten Brzeski nhận định: "Theo quan điểm của chúng tôi, ECB sẽ tiến hành một loạt đợt tăng lãi suất trong năm nay, do lạm phát cao hơn và kinh tế đang trên đà phục hồi."
Giá hàng hóa cao cũng bắt đầu "bào mòn" lòng tin tiêu dùng, mà giới phân tích cho rằng sẽ là trụ cột tăng trưởng của kinh tế châu Âu trong năm nay. Tuy nhiên, lãi suất cao hơn cũng có thể ảnh hưởng lớn nhất đến những nước thành viên đang phải vật lộn với nợ khổng lồ và tỷ lệ thất nghiệp cao.
Ông Brzeski cảnh báo những nước khó khăn về tài chính - như Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Tây Ban Nha và Ireland - sẽ bị tổn thương nhiều nhất do lãi suất cao hơn.
Thậm hụt ngân sách của Bồ Đào Nha đã ở mức 8,6% GDP năm 2010, cao hơn mức mục tiêu 7,3% GDP của chính phủ và vượt xa mức giới hạn 3% GDP theo quy định của Liên minh châu Âu (EU).
Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp tuần trước cho biết thâm hụt ngân sách của nước này có thể đã vượt mức dự kiến 9,4% GDP trong năm ngoái, giữa những dấu hiệu cho thấy các nỗ lực của chính phủ tăng nguồn thu thuế đang "đuối đi."
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Tây Ban Nha mới đây dự đoán nước này sẽ không đạt được mục tiêu hạ thâm hụt ngân sách công trong năm nay và năm 2012. Còn Ireland tuần trước cho biết toàn bộ ngành ngân hàng của nước này càn phải trải qua một tiến trình cải cách mạnh mẽ, với các khoản chi phí có thể lên tới 70 tỷ euro (99 tỷ USD).
ECB cho hay sẽ chấp nhận tất cả trái phiếu hoặc giấy tờ được đảm bảo của Chính phủ Ireland như những "tài sản ký quỹ" để cấp các khoản vay cho nước này, nhằm giúp xoa dịu các áp lực đối với ngành ngân hàng Ireland.
Tại Hồi nghị cấp cao mới đây của EU, các nhà lãnh đạo châu Âu đã thông qua những biện pháp cần thiết để ngăn chặn các cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực Eurozone trong tương lại. Theo đó, một quỹ lâu dài, được biết đến là Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM), sẽ được thiết lập để thay thế Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu (EFSF) hiện nay từ giữa năm 2013, với mục tiêu trợ giúp các nước thành viên khó khăn về tài chính và bảo vệ đồng euro trong tương lai./.
Như vậy, mức lãi suất thấp kỷ lục 1% được ECB duy trì từ tháng 5/2009 sẽ tăng, song quyết định này cũng làm gia tăng áp lực lên một số nước thành viên như Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, đồng thời đẩy giá đồng euro lên cao hơn trên các thị trưởng ngoại hối.
Các nhà hoạch định chính sách của ECB, trong đó có Chủ tịch Jean-Claude Trichet, muốn đưa chính sách tiền tệ của khu vực trở về với quỹ đạo thông thường, trong bối cảnh kinh tế đang tăng trưởng trở lại và lạm phát hiện cao hơn mục tiêu đề ra. Ông Trichet hồi tháng trước tiết lộ rằng ECB có thể tăng lãi suất trong tháng 4/2011.
Nhà kinh tế trưởng của ECB, Juergen Stark, mới đây nhấn mạnh: "Chúng tôi không thể duy trì lãi suất thấp kỷ lục trong thời gian quá dài."
Lạm phát tại khu vực Eurozone đã tăng tháng thứ tư liên tiếp lên 2,6%, cao hơn so với mức mục tiêu chỉ dưới 2% của ECB, và chưa có dấu hiệu ngừng tăng trong bối cảnh giá dầu mỏ, lương thực và nhiều loại hàng hóa khác đang trên đà đi lên.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng mức lạm phát hiện nay, cao nhất kể từ tháng 10/2008, đã làm tăng các cơ hội nâng lãi suất ít nhất một lần trong năm 2011. Nhà kinh tế cấp cao Carsten Brzeski nhận định: "Theo quan điểm của chúng tôi, ECB sẽ tiến hành một loạt đợt tăng lãi suất trong năm nay, do lạm phát cao hơn và kinh tế đang trên đà phục hồi."
Giá hàng hóa cao cũng bắt đầu "bào mòn" lòng tin tiêu dùng, mà giới phân tích cho rằng sẽ là trụ cột tăng trưởng của kinh tế châu Âu trong năm nay. Tuy nhiên, lãi suất cao hơn cũng có thể ảnh hưởng lớn nhất đến những nước thành viên đang phải vật lộn với nợ khổng lồ và tỷ lệ thất nghiệp cao.
Ông Brzeski cảnh báo những nước khó khăn về tài chính - như Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Tây Ban Nha và Ireland - sẽ bị tổn thương nhiều nhất do lãi suất cao hơn.
Thậm hụt ngân sách của Bồ Đào Nha đã ở mức 8,6% GDP năm 2010, cao hơn mức mục tiêu 7,3% GDP của chính phủ và vượt xa mức giới hạn 3% GDP theo quy định của Liên minh châu Âu (EU).
Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp tuần trước cho biết thâm hụt ngân sách của nước này có thể đã vượt mức dự kiến 9,4% GDP trong năm ngoái, giữa những dấu hiệu cho thấy các nỗ lực của chính phủ tăng nguồn thu thuế đang "đuối đi."
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Tây Ban Nha mới đây dự đoán nước này sẽ không đạt được mục tiêu hạ thâm hụt ngân sách công trong năm nay và năm 2012. Còn Ireland tuần trước cho biết toàn bộ ngành ngân hàng của nước này càn phải trải qua một tiến trình cải cách mạnh mẽ, với các khoản chi phí có thể lên tới 70 tỷ euro (99 tỷ USD).
ECB cho hay sẽ chấp nhận tất cả trái phiếu hoặc giấy tờ được đảm bảo của Chính phủ Ireland như những "tài sản ký quỹ" để cấp các khoản vay cho nước này, nhằm giúp xoa dịu các áp lực đối với ngành ngân hàng Ireland.
Tại Hồi nghị cấp cao mới đây của EU, các nhà lãnh đạo châu Âu đã thông qua những biện pháp cần thiết để ngăn chặn các cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực Eurozone trong tương lại. Theo đó, một quỹ lâu dài, được biết đến là Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM), sẽ được thiết lập để thay thế Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu (EFSF) hiện nay từ giữa năm 2013, với mục tiêu trợ giúp các nước thành viên khó khăn về tài chính và bảo vệ đồng euro trong tương lai./.
Nguyễn Trường (TTXVN/Vietnam+)