Ủy ban châu Âu (EC) ngày 27/3 đề xuất bổ sung thêm 11,2 tỷ euro (14,3 tỷ USD) cho ngân sách chi tiêu trong năm 2013 nhằm bù đắp sự thiếu hụt ngân sách có nguy cơ làm trì hoãn việc Nghị viện châu Âu thông qua thỏa thuận ngân sách của Liên minh châu Âu (EU) giai đoạn 2014-2020.
Trong khoản ngân sách bổ sung được đề xuất trên đây, 9 tỷ euro dự kiến sẽ dành cho các dự án cơ sở hạ tầng đã được thông qua, như xây dựng đường xá và cầu mới.
Tuy nhiên, số ngân sách bổ sung này sẽ không được dùng để chi cho lương bổng hoặc các chi phí hành chính khác.
Nếu được chính phủ các nước thành viên và các nhà lập pháp thông qua, ngân sách bổ sung nói trên sẽ tương đương mức tăng 8,4% của ngân sách năm 2013, qua đó đẩy chi tiêu ngân sách hàng năm của EU lên mức cao chưa từng có. Ngân sách năm 2013 trị giá 133 tỷ euro và đã được EU thông qua hồi tháng 12/2012.
EC cũng ngăn chặn trước những ý kiến phản đối việc bổ sung ngân sách năm 2013 từ phía những nước đóng góp nhiều nhất cho ngân sách của khối.
Đồng thời, EC chỉ trích chính phủ các nước trong liên minh đã đề ra mức ngân sách hàng năm thấp hơn nhiều so với mức chi tiêu dự kiến để kiểm soát vấn đề chi tiêu ngân sách.
Sau khi EC đưa ra đề xuất trên, một quan chức Chính phủ Anh nói rằng đề xuất này hoàn toàn không thể chấp nhận được.
Việc EC đòi khoản tăng ngân sách cao hơn cả gói cứu trợ 10 tỷ euro (13 tỷ USD) mà EU, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Trung ương châu Âu dành cho Síp hồi đầu tuần này là khác với lệ thường.
Nghị viện châu Âu cũng đã dọa hoãn bỏ phiếu đối với thỏa thuận ngân sách trị giá 960 tỷ euro (1.200 tỷ USD) cho giai đoạn 2014-2020 mà các nhà lãnh đạo EU đã đạt được hồi tháng 2, nhằm yêu cầu các nước thành viên phải giải quyết được vấn đề thiếu hụt ngân sách năm 2013.
Nghị viện châu Âu ước tính ngân sách năm 2013 thiếu hụt khoảng 16 tỷ euro, trong khi một số chính phủ EU cho rằng con số này ước khoảng 10-11 tỷ euro.
Đề xuất bổ sung ngân sách 11,2 tỷ euro nói trên là mức tối đa mà EC có thể đưa ra mà không cần phải yêu cầu chính phủ các nước EU điều chỉnh mức trần chi tiêu ngân sách giai đoạn 2007-2013 vốn đã được các thành viên EU nhất trí từ năm 2006.
Cùng ngày 27/3, EC cho hay chỉ số tổng hợp lòng tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp trong Khu vực sử dụng đồng euro trong tháng 3/2013 đã giảm 1,1 điểm xuống 90 điểm, chủ yếu do sự đi xuống của lĩnh vực chế tạo và dịch vụ.
Trong tháng 3, trong khi lòng tin tiêu dùng tăng 0,1 điểm, phản ánh triển vọng việc làm tích cực hơn, thì chỉ số lòng tin tiêu dùng trong lĩnh vực chế tạo giảm 1,2 điểm và chỉ số lòng tin trong lĩnh vực dịch vụ giảm 1,4 điểm trước những mối quan ngại về số đơn đặt hàng trong tương lai.
Xét trên toàn EU gồm 27 nước thành viên, chỉ số tổng hợp lòng tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp giảm 0,6 điểm xuống 91,4 điểm./.
Trong khoản ngân sách bổ sung được đề xuất trên đây, 9 tỷ euro dự kiến sẽ dành cho các dự án cơ sở hạ tầng đã được thông qua, như xây dựng đường xá và cầu mới.
Tuy nhiên, số ngân sách bổ sung này sẽ không được dùng để chi cho lương bổng hoặc các chi phí hành chính khác.
Nếu được chính phủ các nước thành viên và các nhà lập pháp thông qua, ngân sách bổ sung nói trên sẽ tương đương mức tăng 8,4% của ngân sách năm 2013, qua đó đẩy chi tiêu ngân sách hàng năm của EU lên mức cao chưa từng có. Ngân sách năm 2013 trị giá 133 tỷ euro và đã được EU thông qua hồi tháng 12/2012.
EC cũng ngăn chặn trước những ý kiến phản đối việc bổ sung ngân sách năm 2013 từ phía những nước đóng góp nhiều nhất cho ngân sách của khối.
Đồng thời, EC chỉ trích chính phủ các nước trong liên minh đã đề ra mức ngân sách hàng năm thấp hơn nhiều so với mức chi tiêu dự kiến để kiểm soát vấn đề chi tiêu ngân sách.
Sau khi EC đưa ra đề xuất trên, một quan chức Chính phủ Anh nói rằng đề xuất này hoàn toàn không thể chấp nhận được.
Việc EC đòi khoản tăng ngân sách cao hơn cả gói cứu trợ 10 tỷ euro (13 tỷ USD) mà EU, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Trung ương châu Âu dành cho Síp hồi đầu tuần này là khác với lệ thường.
Nghị viện châu Âu cũng đã dọa hoãn bỏ phiếu đối với thỏa thuận ngân sách trị giá 960 tỷ euro (1.200 tỷ USD) cho giai đoạn 2014-2020 mà các nhà lãnh đạo EU đã đạt được hồi tháng 2, nhằm yêu cầu các nước thành viên phải giải quyết được vấn đề thiếu hụt ngân sách năm 2013.
Nghị viện châu Âu ước tính ngân sách năm 2013 thiếu hụt khoảng 16 tỷ euro, trong khi một số chính phủ EU cho rằng con số này ước khoảng 10-11 tỷ euro.
Đề xuất bổ sung ngân sách 11,2 tỷ euro nói trên là mức tối đa mà EC có thể đưa ra mà không cần phải yêu cầu chính phủ các nước EU điều chỉnh mức trần chi tiêu ngân sách giai đoạn 2007-2013 vốn đã được các thành viên EU nhất trí từ năm 2006.
Cùng ngày 27/3, EC cho hay chỉ số tổng hợp lòng tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp trong Khu vực sử dụng đồng euro trong tháng 3/2013 đã giảm 1,1 điểm xuống 90 điểm, chủ yếu do sự đi xuống của lĩnh vực chế tạo và dịch vụ.
Trong tháng 3, trong khi lòng tin tiêu dùng tăng 0,1 điểm, phản ánh triển vọng việc làm tích cực hơn, thì chỉ số lòng tin tiêu dùng trong lĩnh vực chế tạo giảm 1,2 điểm và chỉ số lòng tin trong lĩnh vực dịch vụ giảm 1,4 điểm trước những mối quan ngại về số đơn đặt hàng trong tương lai.
Xét trên toàn EU gồm 27 nước thành viên, chỉ số tổng hợp lòng tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp giảm 0,6 điểm xuống 91,4 điểm./.
Như Mai (TTXVN)