Ủy ban châu Âu (EC) vừa đề xuất ý tưởng đánh thuế khu vực tài chính, vì cho rằng khu vực tài chính cần có sự đóng góp công bằng vào các khoản tài chính công và các chính phủ đang rất cần những nguồn thu mới trong bối cảnh kinh tế hiện nay.
Kế hoạch trên được triển khai ở hai cấp độ. Ở cấp độ toàn cầu, EC đề xuất việc đánh thuế các giao dịch tài chính (FTT), để có thể giúp tài trợ các nỗ lực đối phó với những thách thức toàn cầu như phát triển hoặc biến đổi khí hậu. Ở cấp độ khu vực, EC đề xuất đánh thuế các hoạt động tài chính (FAT) trong Liên minh châu Âu.
Theo EC, việc áp dụng FAT trong khối có thể đem lại nguồn thu đáng kể và giúp đảm bảo sự ổn định lớn hơn của các thị trường tài chính, mà không tạo ra những rủi ro quá mức đối với sự cạnh tranh của EU.
Nếu đạt được những mục tiêu đầy tham vọng ở cấp độ toàn cầu, trong những lĩnh vực như trợ giúp phát triển và biến đổi khí hậu, các đối tác quốc tế sẽ cần nhất trí về các công cụ tài chính toàn cầu.
Kế hoạch FTT sẽ đánh thuế mỗi giao dịch dựa trên giá trị của giao dịch đó, tạo ra các nguồn thu có giá trị thực sự. EC cho rằng nếu được thực thi nghiêm túc và được áp dụng trên thị trường quốc tế, kế hoạch FTT có thể sẽ trở thành một phương thức hấp dẫn để huy động nguồn ngân quỹ cần thiết cho các chính sách quan trọng mang tính toàn cầu.
Dự kiến, EC sẽ trình bày đề xuất trên trước Hội đồng châu Âu vào cuối tháng 10 và tại Hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 11./.
Kế hoạch trên được triển khai ở hai cấp độ. Ở cấp độ toàn cầu, EC đề xuất việc đánh thuế các giao dịch tài chính (FTT), để có thể giúp tài trợ các nỗ lực đối phó với những thách thức toàn cầu như phát triển hoặc biến đổi khí hậu. Ở cấp độ khu vực, EC đề xuất đánh thuế các hoạt động tài chính (FAT) trong Liên minh châu Âu.
Theo EC, việc áp dụng FAT trong khối có thể đem lại nguồn thu đáng kể và giúp đảm bảo sự ổn định lớn hơn của các thị trường tài chính, mà không tạo ra những rủi ro quá mức đối với sự cạnh tranh của EU.
Nếu đạt được những mục tiêu đầy tham vọng ở cấp độ toàn cầu, trong những lĩnh vực như trợ giúp phát triển và biến đổi khí hậu, các đối tác quốc tế sẽ cần nhất trí về các công cụ tài chính toàn cầu.
Kế hoạch FTT sẽ đánh thuế mỗi giao dịch dựa trên giá trị của giao dịch đó, tạo ra các nguồn thu có giá trị thực sự. EC cho rằng nếu được thực thi nghiêm túc và được áp dụng trên thị trường quốc tế, kế hoạch FTT có thể sẽ trở thành một phương thức hấp dẫn để huy động nguồn ngân quỹ cần thiết cho các chính sách quan trọng mang tính toàn cầu.
Dự kiến, EC sẽ trình bày đề xuất trên trước Hội đồng châu Âu vào cuối tháng 10 và tại Hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 11./.
Thái Vân (TTXVN/Vietnam+)