Theo các nguồn ngoại giao, tại cuộc họp ngày 18/7, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ bật đèn xanh cho việc đẩy nhanh cuộc đàm phán về Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản như một phần trong nỗ lực khôi phục nền kinh tế đang trong cảnh trì trệ của khu vực.
27 cao ủy của EC sẽ chính thức đề xuất việc khởi động cuộc đàm phán FTA với Nhật Bản khi tin rằng sẽ có đủ sự ủng hộ của các nước thành viên trong khối. Họ cho rằng bất chấp sự phản đối của các nhà sản xuất ôtô, FTA này có tầm quan trọng lớn đối với tương lai của EU với tư cách là một khối thương mại.
Tại hội nghị thượng đỉnh vào tháng 10 tới, chính phủ các nước EU được cho là sẽ ủng hộ EC trong việc đàm phán FTA với Nhật Bản và vòng đàm phán đầu tiên có thể được khởi động vào đầu năm 2013.
Nếu được ký kết, đây sẽ là hiệp định thương mại đầu tiên của EU với một nền kinh tế lớn trên thế giới. FTA này sẽ thuộc về "một thế hệ mới" của những thỏa thuận thương mại phức tạp, bao gồm từ việc cắt giảm thuế đến các vấn đề khác như quyền sở hữu trí tuệ, dịch vụ và quy định.
Tuy nhiên, quá trình đàm phán FTA EU - Nhật Bản có thể vấp phải một số vấn đề gây tranh cãi như việc mở cửa thị trường mua sắm công và thị trường ôtô của Nhật Bản. Nhật Bản hiện chỉ cho phép các nhà đầu tư nước ngoài giành được dưới 3% số hợp đồng mua sắm của chính phủ.
Những nỗ lực của Đức và Pháp để buộc Nhật Bản mở cửa thị trường này cho đến nay đã thất bại. Trong khi đó, các nhà sản xuất ôtô và linh kiện ôtô của Pháp cho rằng nếu FTA Hàn Quốc - EU đã không giúp họ tiếp cận thị trường ôtô Hàn Quốc dễ dàng hơn thì cũng sẽ không có hy vọng cho việc thâm nhập thị trường Nhật Bản như họ mong đợi, trong lúc thị trường trong nước trở nên cạnh tranh hơn khi người tiêu dùng giảm chi tiêu cho các sản phẩm đắt tiền.
Kể từ khi FTA Hàn Quốc - EU có hiệu lực vào ngày 1/7, Hàn Quốc đã tăng doanh số bán vào châu Âu ở mức hai con số, trong khi sự "móc ngoặc" giữa nhà sản xuất ôtô và các nhà cung ứng Hàn Quốc đã khiến các nhà sản xuất linh kiện của nước ngoài gặp khó khăn khi muốn vào thị trường nước này.
Việc xuất khẩu ôtô của Hàn Quốc tăng rõ ràng là một sự cảnh báo đối với EU trước khi tiến hành đàm phán FTA với Nhật Bản - nước xuất khẩu ôtô lớn nhất châu Á.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh vòng đàm phán Doha về thương mại tự do trên thế giới đang bế tắc và EU đang chạy đua với Mỹ để ký càng nhiều FTA càng tốt nhằm tiếp cận các nền kinh tế đang phát triển nhanh, nhất là ở châu Á. Theo EU, việc ký hiệp định thương mại với hơn 80 quốc gia, nơi các cuộc thương lượng đã được bắt đầu, sẽ tạo ra hai triệu việc làm mới và đóng góp 275 tỷ euro (340 tỷ USD) cho kinh tế khu vực.
Trong lúc nhiều nền kinh tế châu Âu rơi vào suy thoái, khi nhóm họp vào cuối tháng trước, các nhà lãnh đạo khu vực đã nhất trí đặt thương mại vào trọng tâm của chính sách thúc đẩy tăng trưởng. Cuộc khủng hoảng nợ kéo dài hai năm rưỡi qua đã đẩy tỷ lệ thất nghiệp ở châu Âu lên các mức cao kỷ lục và làm suy giảm nhu cầu trong nước./.
27 cao ủy của EC sẽ chính thức đề xuất việc khởi động cuộc đàm phán FTA với Nhật Bản khi tin rằng sẽ có đủ sự ủng hộ của các nước thành viên trong khối. Họ cho rằng bất chấp sự phản đối của các nhà sản xuất ôtô, FTA này có tầm quan trọng lớn đối với tương lai của EU với tư cách là một khối thương mại.
Tại hội nghị thượng đỉnh vào tháng 10 tới, chính phủ các nước EU được cho là sẽ ủng hộ EC trong việc đàm phán FTA với Nhật Bản và vòng đàm phán đầu tiên có thể được khởi động vào đầu năm 2013.
Nếu được ký kết, đây sẽ là hiệp định thương mại đầu tiên của EU với một nền kinh tế lớn trên thế giới. FTA này sẽ thuộc về "một thế hệ mới" của những thỏa thuận thương mại phức tạp, bao gồm từ việc cắt giảm thuế đến các vấn đề khác như quyền sở hữu trí tuệ, dịch vụ và quy định.
Tuy nhiên, quá trình đàm phán FTA EU - Nhật Bản có thể vấp phải một số vấn đề gây tranh cãi như việc mở cửa thị trường mua sắm công và thị trường ôtô của Nhật Bản. Nhật Bản hiện chỉ cho phép các nhà đầu tư nước ngoài giành được dưới 3% số hợp đồng mua sắm của chính phủ.
Những nỗ lực của Đức và Pháp để buộc Nhật Bản mở cửa thị trường này cho đến nay đã thất bại. Trong khi đó, các nhà sản xuất ôtô và linh kiện ôtô của Pháp cho rằng nếu FTA Hàn Quốc - EU đã không giúp họ tiếp cận thị trường ôtô Hàn Quốc dễ dàng hơn thì cũng sẽ không có hy vọng cho việc thâm nhập thị trường Nhật Bản như họ mong đợi, trong lúc thị trường trong nước trở nên cạnh tranh hơn khi người tiêu dùng giảm chi tiêu cho các sản phẩm đắt tiền.
Kể từ khi FTA Hàn Quốc - EU có hiệu lực vào ngày 1/7, Hàn Quốc đã tăng doanh số bán vào châu Âu ở mức hai con số, trong khi sự "móc ngoặc" giữa nhà sản xuất ôtô và các nhà cung ứng Hàn Quốc đã khiến các nhà sản xuất linh kiện của nước ngoài gặp khó khăn khi muốn vào thị trường nước này.
Việc xuất khẩu ôtô của Hàn Quốc tăng rõ ràng là một sự cảnh báo đối với EU trước khi tiến hành đàm phán FTA với Nhật Bản - nước xuất khẩu ôtô lớn nhất châu Á.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh vòng đàm phán Doha về thương mại tự do trên thế giới đang bế tắc và EU đang chạy đua với Mỹ để ký càng nhiều FTA càng tốt nhằm tiếp cận các nền kinh tế đang phát triển nhanh, nhất là ở châu Á. Theo EU, việc ký hiệp định thương mại với hơn 80 quốc gia, nơi các cuộc thương lượng đã được bắt đầu, sẽ tạo ra hai triệu việc làm mới và đóng góp 275 tỷ euro (340 tỷ USD) cho kinh tế khu vực.
Trong lúc nhiều nền kinh tế châu Âu rơi vào suy thoái, khi nhóm họp vào cuối tháng trước, các nhà lãnh đạo khu vực đã nhất trí đặt thương mại vào trọng tâm của chính sách thúc đẩy tăng trưởng. Cuộc khủng hoảng nợ kéo dài hai năm rưỡi qua đã đẩy tỷ lệ thất nghiệp ở châu Âu lên các mức cao kỷ lục và làm suy giảm nhu cầu trong nước./.
Lê Minh (TTXVN)