Ủy ban châu Âu (EC) ngày 28/11 đã công bố các kế hoạch nhằm cải cách tổng thể cơ cấu Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), trong đó bao gồm cả việc xem xét thành lập một ngân sách chung với mức nợ chung trong nhiều năm tới.
Trong tài liệu dài năm trang trình bày chi tiết kế hoạch thành lập một liên minh kinh tế-tiền tệ "sâu rộng và thực sự," Chủ tịch EC Jose Manuel Barroso cho rằng 17 thành viên Eurozone cần phải được phép hội nhập sâu rộng và với tốc độ nhanh hơn so với các nước còn lại trong Liên minh châu Âu (EU) để vượt qua cuộc khủng hoảng nợ hiện nay.
Ông Barroso khẳng định nếu không cho phép hội nhập hai tốc độ như vậy, châu Âu không thể tạo ra một khu vực đồng tiền chung mạnh hơn và ổn định hơn. Theo ông, Eurozone nên được phép chia sẻ nợ để bảo vệ các thành viên yếu hơn về mặt tài chính.
Bên cạnh đó, quyền đưa ra các quyết định quan trọng nên được tập trung ở Brussels và các nền kinh tế khu vực cần được giám sát chặt chẽ hơn. Mọi chính sách về tài chính và kinh tế chủ chốt mà các nước thành viên lựa chọn cũng phải được thông qua và giám sát ở cấp độ toàn EU.
Tuy nhiên, phản ứng với quan điểm trên của Chủ tịch EC, một số nước cho rằng "EU hai tốc độ," trong đó một nhóm các nước hội nhập với tốc độ nhanh hơn, sẽ đe dọa cô lập các nước EU không phải thành viên Eurozone.
Vấn đề "EU hai tốc độ," vốn bị cấm kỵ trong chính sách phát triển kinh tế châu Âu, càng trở thành chủ đề nhạy cảm trong những năm gần đây, khi các nước Eurozone tăng cường quan hệ để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực.
Trong khi một số nước thành viên Eurozone thận trọng với việc trao quá nhiều quyền lực cho Brussels, Đức, nền kinh tế lớn nhất Khu vực đồng tiền chung, bác bỏ việc chia sẻ nợ.
Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle khẳng định đề xuất của EC về kế hoạch chia sẻ nợ là hoàn toàn sai lầm và không thể chấp nhận được. Ông cho rằng điều này có thể chất thêm gánh nặng cho một số nước trong khi làm giảm đi nỗ lực tiến hành cải cách của một số nước khác.
Trước đó, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy cũng công bố báo cáo với chủ đề "Hướng tới một liên minh kinh tế-tiền tệ thực sự," theo đó đưa ra kế hoạch thành lập một "liên minh tài khóa và ngân hàng cho Eurozone."
Báo cáo trên, với những đề xuất đóng góp của ông Barroso, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi và Chủ tịch nhóm các bộ trưởng tài chính Eurozone Jean - Claude Juncker cũng nêu lên sự cần thiết thành lập một "liên minh kinh tế" với sự hội nhập chặt chẽ hơn của thị trường chung và một "liên minh chính trị" với trách nhiệm dân chủ hơn nếu EU muốn thành lập một khối kinh tế-tiền tệ lâu dài và ổn định hơn.
Theo kế hoạch, hội nghị thượng đỉnh EU dự kiến diễn ra vào ngày 13-14/12 sẽ dành nhiều thời gian để thảo luận về vấn đề này./.
Trong tài liệu dài năm trang trình bày chi tiết kế hoạch thành lập một liên minh kinh tế-tiền tệ "sâu rộng và thực sự," Chủ tịch EC Jose Manuel Barroso cho rằng 17 thành viên Eurozone cần phải được phép hội nhập sâu rộng và với tốc độ nhanh hơn so với các nước còn lại trong Liên minh châu Âu (EU) để vượt qua cuộc khủng hoảng nợ hiện nay.
Ông Barroso khẳng định nếu không cho phép hội nhập hai tốc độ như vậy, châu Âu không thể tạo ra một khu vực đồng tiền chung mạnh hơn và ổn định hơn. Theo ông, Eurozone nên được phép chia sẻ nợ để bảo vệ các thành viên yếu hơn về mặt tài chính.
Bên cạnh đó, quyền đưa ra các quyết định quan trọng nên được tập trung ở Brussels và các nền kinh tế khu vực cần được giám sát chặt chẽ hơn. Mọi chính sách về tài chính và kinh tế chủ chốt mà các nước thành viên lựa chọn cũng phải được thông qua và giám sát ở cấp độ toàn EU.
Tuy nhiên, phản ứng với quan điểm trên của Chủ tịch EC, một số nước cho rằng "EU hai tốc độ," trong đó một nhóm các nước hội nhập với tốc độ nhanh hơn, sẽ đe dọa cô lập các nước EU không phải thành viên Eurozone.
Vấn đề "EU hai tốc độ," vốn bị cấm kỵ trong chính sách phát triển kinh tế châu Âu, càng trở thành chủ đề nhạy cảm trong những năm gần đây, khi các nước Eurozone tăng cường quan hệ để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực.
Trong khi một số nước thành viên Eurozone thận trọng với việc trao quá nhiều quyền lực cho Brussels, Đức, nền kinh tế lớn nhất Khu vực đồng tiền chung, bác bỏ việc chia sẻ nợ.
Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle khẳng định đề xuất của EC về kế hoạch chia sẻ nợ là hoàn toàn sai lầm và không thể chấp nhận được. Ông cho rằng điều này có thể chất thêm gánh nặng cho một số nước trong khi làm giảm đi nỗ lực tiến hành cải cách của một số nước khác.
Trước đó, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy cũng công bố báo cáo với chủ đề "Hướng tới một liên minh kinh tế-tiền tệ thực sự," theo đó đưa ra kế hoạch thành lập một "liên minh tài khóa và ngân hàng cho Eurozone."
Báo cáo trên, với những đề xuất đóng góp của ông Barroso, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi và Chủ tịch nhóm các bộ trưởng tài chính Eurozone Jean - Claude Juncker cũng nêu lên sự cần thiết thành lập một "liên minh kinh tế" với sự hội nhập chặt chẽ hơn của thị trường chung và một "liên minh chính trị" với trách nhiệm dân chủ hơn nếu EU muốn thành lập một khối kinh tế-tiền tệ lâu dài và ổn định hơn.
Theo kế hoạch, hội nghị thượng đỉnh EU dự kiến diễn ra vào ngày 13-14/12 sẽ dành nhiều thời gian để thảo luận về vấn đề này./.
(TTXVN)