Theo dự kiến, ngày 22/12 tới đây, Hội đồng châu Âu sẽ tiến hành bỏ phiếu đối với đề xuất của Ủy ban Châu Âu (EC) để ra quyết định chính thức về việc gia hạn áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da nhập khẩu của Việt Nam và Trung Quốc.
Trước đó, ngày 19/11, tại cuộc họp của Ủy ban tư vấn chống bán phá giá (AD Committee) để lấy ý kiến của các nước thành viên Liên minh châu Âu đối với đề xuất của EC về việc này, 15/27 nước thành viên đã bỏ phiếu phản đối đề xuất nêu trên của EC.
Mặc dù vậy, EC vẫn không thay đổi quan điểm và đã đệ trình lên Hội đồng châu Âu đề xuất gia hạn áp thuế chống bán phá giá thêm 15 tháng đối với mặt hàng giày mũ da nhập khẩu vào Liên minh châu Âu từ Việt Nam và Trung Quốc.
Việc áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da của Việt Nam là 10% và Trung Quốc là 16,5% đã chính thức bắt đầu từ ngày 6/10/2006, thời hạn áp dụng 2 năm.
Về phía Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao, đại diện các cơ quan hữu quan đã nhiều lần khẳng định Việt Nam không bán phá giá và việc EC xác định mặt hàng giày mũ da của Việt Nam bán phá giá là không công bằng và không phản ánh đúng bản chất vụ việc.
Đa số các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thị phần của hàng hóa Việt Nam trong tổng mức nhập khẩu của Cộng đồng châu Âu cũng chỉ ở mức trên dưới 10%, nên không thể dùng biện pháp bán phá giá nhằm bóp méo cạnh tranh, tạo sức mạnh thị trường và đe dọa việc sản xuất, kinh doanh của các nhà sản xuất của Cộng đồng châu Âu.
Việc tính toán biên độ bán phá giá của EC đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam không phản ánh đúng thực tế sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.
Trong quá trình điều tra, EC sử dụng Brazil làm nước thay thế để tính toán biên độ phá giá cho Việt Nam đã dẫn đến những kết quả tính toán hoàn toàn sai lệch và làm bóp méo bản chất vụ việc vì Brazil có điều kiện hoàn toàn khác biệt so với Việt Nam. EC cũng đã thừa nhận những yếu tố khác biệt này nhưng vẫn sử dụng Brazil là nước thay thế trong việc tính toán biên độ phá giá cho Việt Nam.
Việt Nam đã nhiều lần đề nghị EC xem xét việc lựa chọn một số nước thay thế khác như Indonesia, Thái Lan… có các điều kiện tương đối tương đồng với Việt Nam nhưng không được chấp nhận.
Mặt hàng giày nhập khẩu từ Việt Nam không gây ra thiệt hại và cũng không phải là nguyên nhân gây thiệt hại cho ngành công nghiệp giày châu Âu. Những phân tích của chính EC đã cho thấy bên nguyên đơn là các nhà sản xuất giày châu Âu không phải gánh chịu những thiệt hại trong giai đoạn hiện nay, thị phần của các nhà sản xuất châu Âu vẫn duy trì ở mức ổn định trong giai đoạn điều tra rà soát so với năm 2006.
Có nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan khác nhau dẫn đến những tác động đối với các nhà sản xuất giày châu Âu mà không phải do việc nhập khẩu giày của Việt Nam vào thị trường châu Âu gây ra.
EC cần xem xét một cách khách quan đầy đủ những tác động này và đánh giá đúng tác động từ hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam tới ngành sản xuất giày châu Âu. Bản thân các điều kiện sản xuất giày của châu Âu cũng không cho phép có thể sản xuất ra một lượng lớn sản phẩm giày dép đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại châu Âu.
Việc thiếu hụt một số lượng lao động có tay nghề và sẵn sàng làm việc trong lĩnh vực da giày cũng là một thách thức lớn đối với ngành công nghiệp giày châu Âu. Những vấn đề nội tại của ngành công nghiệp châu Âu khiến cho chi phí sản xuất đầu vào tại châu Âu ở mức cao hơn so với mặt bằng các nước khác chính là nguyên nhân cơ bản làm giảm khả năng cạnh tranh, dẫn đến giảm lợi nhuận của các nhà sản xuất giày châu Âu. Thực tế cũng cho thấy do yếu tố hiệu quả về mặt kinh tế, các nhà sản xuất châu Âu đang có xu hướng khá rõ ràng về việc dần chuyển dịch sản xuất sang các nước thứ ba.
Ở Việt Nam, công nghiệp giày da là một ngành công nghiệp quan trọng sử dụng trên 650.000 lao động với đa số là lao động nữ - đang phải chịu tác động hết sức tiêu cực do đồng thời bị áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng giày mũ da xuất khẩu sang cộng đồng châu Âu và nhất là mới đây Cộng đồng châu Âu đã loại mặt hàng giày dép xuất khẩu của Việt Nam khỏi diện được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).
Trong 9 tháng đầu năm 2009, tổng kim ngạch giày dép xuất khẩu của Việt Nam vào Liên minh châu Âu ước đạt 1,6 tỷ USD, giảm 11,2% so với cùng kỳ năm 2008.
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu cùng với tác động của việc Liên minh châu Âu đã đưa ngành da giày Việt Nam ra khỏi diện được hưởng Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) từ ngày 1/1/2009, mặt hàng giày dép của Việt Nam hiện phải chịu mức thuế cộng gộp (thuế chống bán phá giá + thuế MFN) là 18% - thay vì mức thuế 4,5% (thuế ưu đãi của GSP) trước đây. Điều này đã làm mất đi những lợi thế cạnh tranh đáng kể của giày dép xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Liên minh châu Âu so với một số nước đang phát triển khác.
Việc tiếp tục áp dụng biện pháp chống bán phá giá chỉ nhằm bảo vệ lợi ích của một nhóm nhỏ các nhà sản xuất giày châu Âu có năng lực cạnh tranh yếu kém và gây ra những tác động tiêu cực đối với các đầu tư, các nhà nhập khẩu, phân phối tại châu Âu và đặc biệt là quyền lợi của hàng triệu người tiêu dùng châu Âu.
Như đã nêu trên, việc áp thuế chống bán phá giá không những không giúp cho các nhà sản xuất châu Âu nâng cao năng lực cạnh tranh mà chỉ cho thấy quyết định này đi ngược lại với chính sách tự do hóa thương mại của các nước Liên minh châu Âu cũng như của EC.
Đặc biệt trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, việc người tiêu dùng châu Âu không những không thể tiếp cận với hàng hóa có chất lượng tốt với giá cả hợp lý mà giá bán lẻ còn có xu hướng tăng lên, sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng châu Âu.
Vì vậy, việc áp thuế chống bán phá giá của EC không những đã gây tổn hại đến ngành công nghiệp da giày của Việt Nam mà còn gây tổn hại đến lợi ích chính đáng của chính các doanh nghiệp châu Âu đang đầu tư, kinh doanh trong ngành giày dép tại Việt Nam, các nhà nhập khẩu, phân phối, bán lẻ, các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần, nguyên vật liệu,… tại thị trường châu Âu, đặc biệt là quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng châu Âu.
Việc EC đề xuất tiếp tục kéo dài áp dụng thuế chống bán phá giá không phù hợp với chính sách chung của Cộng đồng châu Âu là thúc đẩy tự do hóa thương mại, khuyến khích sự quay lại của chủ nghĩa bảo hộ, hơn nữa cũng đi ngược lại chính quan điểm của đa số nước thành thành viên châu Âu tại cuộc họp của Ủy ban tư vấn chống bán phá giá ngày 19/11.
Hơn nữa, việc tiếp tục áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với giày mũ da xuất khẩu của Việt Nam là không phù hợp với sự phát triển tốt đẹp của quan hệ kinh tế - thương mại song phương giữa Việt Nam và Cộng đồng châu Âu.
Trong khi Việt Nam đang làm hết sức để tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư, trong đó có các nhà đầu tư châu Âu, cũng như thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác từ các nước châu Âu, việc EC áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm giầy mũ da xuất khẩu của Việt Nam đang gây ra quan ngại không chỉ trong các doanh nghiệp Việt Nam mà cả trong các nhà đầu tư, các đối tác kinh doanh hiện tại và tiềm năng của Việt Nam.
Hội đồng châu Âu và các nước thành viên châu Âu cần phải xem xét vụ việc này một cách khách quan, công bằng trên cơ sở cân nhắc lợi ích của tất cả các bên liên quan để đánh giá đúng bản chất của vụ việc và trên cơ sở đó đưa ra quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng giày mũ da nhập khẩu từ Việt Nam./.
Trước đó, ngày 19/11, tại cuộc họp của Ủy ban tư vấn chống bán phá giá (AD Committee) để lấy ý kiến của các nước thành viên Liên minh châu Âu đối với đề xuất của EC về việc này, 15/27 nước thành viên đã bỏ phiếu phản đối đề xuất nêu trên của EC.
Mặc dù vậy, EC vẫn không thay đổi quan điểm và đã đệ trình lên Hội đồng châu Âu đề xuất gia hạn áp thuế chống bán phá giá thêm 15 tháng đối với mặt hàng giày mũ da nhập khẩu vào Liên minh châu Âu từ Việt Nam và Trung Quốc.
Việc áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da của Việt Nam là 10% và Trung Quốc là 16,5% đã chính thức bắt đầu từ ngày 6/10/2006, thời hạn áp dụng 2 năm.
Về phía Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao, đại diện các cơ quan hữu quan đã nhiều lần khẳng định Việt Nam không bán phá giá và việc EC xác định mặt hàng giày mũ da của Việt Nam bán phá giá là không công bằng và không phản ánh đúng bản chất vụ việc.
Đa số các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thị phần của hàng hóa Việt Nam trong tổng mức nhập khẩu của Cộng đồng châu Âu cũng chỉ ở mức trên dưới 10%, nên không thể dùng biện pháp bán phá giá nhằm bóp méo cạnh tranh, tạo sức mạnh thị trường và đe dọa việc sản xuất, kinh doanh của các nhà sản xuất của Cộng đồng châu Âu.
Việc tính toán biên độ bán phá giá của EC đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam không phản ánh đúng thực tế sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.
Trong quá trình điều tra, EC sử dụng Brazil làm nước thay thế để tính toán biên độ phá giá cho Việt Nam đã dẫn đến những kết quả tính toán hoàn toàn sai lệch và làm bóp méo bản chất vụ việc vì Brazil có điều kiện hoàn toàn khác biệt so với Việt Nam. EC cũng đã thừa nhận những yếu tố khác biệt này nhưng vẫn sử dụng Brazil là nước thay thế trong việc tính toán biên độ phá giá cho Việt Nam.
Việt Nam đã nhiều lần đề nghị EC xem xét việc lựa chọn một số nước thay thế khác như Indonesia, Thái Lan… có các điều kiện tương đối tương đồng với Việt Nam nhưng không được chấp nhận.
Mặt hàng giày nhập khẩu từ Việt Nam không gây ra thiệt hại và cũng không phải là nguyên nhân gây thiệt hại cho ngành công nghiệp giày châu Âu. Những phân tích của chính EC đã cho thấy bên nguyên đơn là các nhà sản xuất giày châu Âu không phải gánh chịu những thiệt hại trong giai đoạn hiện nay, thị phần của các nhà sản xuất châu Âu vẫn duy trì ở mức ổn định trong giai đoạn điều tra rà soát so với năm 2006.
Có nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan khác nhau dẫn đến những tác động đối với các nhà sản xuất giày châu Âu mà không phải do việc nhập khẩu giày của Việt Nam vào thị trường châu Âu gây ra.
EC cần xem xét một cách khách quan đầy đủ những tác động này và đánh giá đúng tác động từ hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam tới ngành sản xuất giày châu Âu. Bản thân các điều kiện sản xuất giày của châu Âu cũng không cho phép có thể sản xuất ra một lượng lớn sản phẩm giày dép đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại châu Âu.
Việc thiếu hụt một số lượng lao động có tay nghề và sẵn sàng làm việc trong lĩnh vực da giày cũng là một thách thức lớn đối với ngành công nghiệp giày châu Âu. Những vấn đề nội tại của ngành công nghiệp châu Âu khiến cho chi phí sản xuất đầu vào tại châu Âu ở mức cao hơn so với mặt bằng các nước khác chính là nguyên nhân cơ bản làm giảm khả năng cạnh tranh, dẫn đến giảm lợi nhuận của các nhà sản xuất giày châu Âu. Thực tế cũng cho thấy do yếu tố hiệu quả về mặt kinh tế, các nhà sản xuất châu Âu đang có xu hướng khá rõ ràng về việc dần chuyển dịch sản xuất sang các nước thứ ba.
Ở Việt Nam, công nghiệp giày da là một ngành công nghiệp quan trọng sử dụng trên 650.000 lao động với đa số là lao động nữ - đang phải chịu tác động hết sức tiêu cực do đồng thời bị áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng giày mũ da xuất khẩu sang cộng đồng châu Âu và nhất là mới đây Cộng đồng châu Âu đã loại mặt hàng giày dép xuất khẩu của Việt Nam khỏi diện được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).
Trong 9 tháng đầu năm 2009, tổng kim ngạch giày dép xuất khẩu của Việt Nam vào Liên minh châu Âu ước đạt 1,6 tỷ USD, giảm 11,2% so với cùng kỳ năm 2008.
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu cùng với tác động của việc Liên minh châu Âu đã đưa ngành da giày Việt Nam ra khỏi diện được hưởng Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) từ ngày 1/1/2009, mặt hàng giày dép của Việt Nam hiện phải chịu mức thuế cộng gộp (thuế chống bán phá giá + thuế MFN) là 18% - thay vì mức thuế 4,5% (thuế ưu đãi của GSP) trước đây. Điều này đã làm mất đi những lợi thế cạnh tranh đáng kể của giày dép xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Liên minh châu Âu so với một số nước đang phát triển khác.
Việc tiếp tục áp dụng biện pháp chống bán phá giá chỉ nhằm bảo vệ lợi ích của một nhóm nhỏ các nhà sản xuất giày châu Âu có năng lực cạnh tranh yếu kém và gây ra những tác động tiêu cực đối với các đầu tư, các nhà nhập khẩu, phân phối tại châu Âu và đặc biệt là quyền lợi của hàng triệu người tiêu dùng châu Âu.
Như đã nêu trên, việc áp thuế chống bán phá giá không những không giúp cho các nhà sản xuất châu Âu nâng cao năng lực cạnh tranh mà chỉ cho thấy quyết định này đi ngược lại với chính sách tự do hóa thương mại của các nước Liên minh châu Âu cũng như của EC.
Đặc biệt trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, việc người tiêu dùng châu Âu không những không thể tiếp cận với hàng hóa có chất lượng tốt với giá cả hợp lý mà giá bán lẻ còn có xu hướng tăng lên, sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng châu Âu.
Vì vậy, việc áp thuế chống bán phá giá của EC không những đã gây tổn hại đến ngành công nghiệp da giày của Việt Nam mà còn gây tổn hại đến lợi ích chính đáng của chính các doanh nghiệp châu Âu đang đầu tư, kinh doanh trong ngành giày dép tại Việt Nam, các nhà nhập khẩu, phân phối, bán lẻ, các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần, nguyên vật liệu,… tại thị trường châu Âu, đặc biệt là quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng châu Âu.
Việc EC đề xuất tiếp tục kéo dài áp dụng thuế chống bán phá giá không phù hợp với chính sách chung của Cộng đồng châu Âu là thúc đẩy tự do hóa thương mại, khuyến khích sự quay lại của chủ nghĩa bảo hộ, hơn nữa cũng đi ngược lại chính quan điểm của đa số nước thành thành viên châu Âu tại cuộc họp của Ủy ban tư vấn chống bán phá giá ngày 19/11.
Hơn nữa, việc tiếp tục áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với giày mũ da xuất khẩu của Việt Nam là không phù hợp với sự phát triển tốt đẹp của quan hệ kinh tế - thương mại song phương giữa Việt Nam và Cộng đồng châu Âu.
Trong khi Việt Nam đang làm hết sức để tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư, trong đó có các nhà đầu tư châu Âu, cũng như thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác từ các nước châu Âu, việc EC áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm giầy mũ da xuất khẩu của Việt Nam đang gây ra quan ngại không chỉ trong các doanh nghiệp Việt Nam mà cả trong các nhà đầu tư, các đối tác kinh doanh hiện tại và tiềm năng của Việt Nam.
Hội đồng châu Âu và các nước thành viên châu Âu cần phải xem xét vụ việc này một cách khách quan, công bằng trên cơ sở cân nhắc lợi ích của tất cả các bên liên quan để đánh giá đúng bản chất của vụ việc và trên cơ sở đó đưa ra quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng giày mũ da nhập khẩu từ Việt Nam./.
(TTXVN/Vietnam+)