Cục Quản lý Cạnh tranh, Bộ Công Thương cho biết, ngày 1/7/2010 Cơ quan phòng vệ thương mại của Ủy Ban châu Âu đã có thư chính thức gửi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thông báo thuế chống bán phá giá (34,5%) mà cơ quan này đã áp dụng đối với xe đạp xuất khẩu của Việt Nam từ 14/7/2005 sẽ được bãi bỏ từ ngày 15/7/2010.
Quyết định trên trước hết sẽ giúp người tiêu dùng châu Âu không phải tiếp tục gánh chịu khoản thuế nhập khẩu cao như trước do không phải chịu phần thuế chống bán phá giá trong giá thành nhập khẩu.
Lệnh dỡ bỏ thuế chống bán phá giá cũng góp phần giúp doanh nghiệp ngành xe đạp Việt Nam vượt qua những khó khăn phải chịu trong suốt 5 năm qua dẫn đến nhiều doanh nghiệp phải phá sản hoặc duy trì sản xuất cầm chừng.
Đây cũng là kết quả của những nỗ lực, phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan trong việc thu thập thông tin, giải thích về thực trạng, khó khăn của ngành xe đạp Việt Nam tới cơ quan điều tra chống bán phá giá của châu Âu, nhờ đó giúp cơ quan này có những thông tin khách quan, trung thực và có kết luận công bằng về vụ việc này.
Trước đó, theo quyết định của EC ban hành tháng 7/2005, mặt hàng xe đạp của Việt Nam xuất khẩu sang EU đã phải chịu mức thuế chống bán phá giá lên đến 34,5%.
Trong 5 năm chịu thuế chống bán phá giá, lượng xe đạp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU đã sụt giảm đáng kể, từ trên 1 triệu chiếc năm 2005 xuống còn trên 21.400 chiếc năm 2009. Trong các năm 2007 và 2008, lượng xe đạp xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này chỉ còn chiếm lần lượt 0,61% và 0,40% tổng lượng xe đạp nhập khẩu của EU.
Bên cạnh đó, quyết định áp thuế chống bán phá giá của EC đối với xe đạp Việt Nam còn gây ảnh hưởng lớn đến người lao động của ngành này.
Trước năm 2005, tổng số lao động của ngành sản xuất xe đạp Việt Nam là 210.000 người, nhưng đến đầu năm nay, con số này chỉ còn 5.000 lao động./.
Quyết định trên trước hết sẽ giúp người tiêu dùng châu Âu không phải tiếp tục gánh chịu khoản thuế nhập khẩu cao như trước do không phải chịu phần thuế chống bán phá giá trong giá thành nhập khẩu.
Lệnh dỡ bỏ thuế chống bán phá giá cũng góp phần giúp doanh nghiệp ngành xe đạp Việt Nam vượt qua những khó khăn phải chịu trong suốt 5 năm qua dẫn đến nhiều doanh nghiệp phải phá sản hoặc duy trì sản xuất cầm chừng.
Đây cũng là kết quả của những nỗ lực, phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan trong việc thu thập thông tin, giải thích về thực trạng, khó khăn của ngành xe đạp Việt Nam tới cơ quan điều tra chống bán phá giá của châu Âu, nhờ đó giúp cơ quan này có những thông tin khách quan, trung thực và có kết luận công bằng về vụ việc này.
Trước đó, theo quyết định của EC ban hành tháng 7/2005, mặt hàng xe đạp của Việt Nam xuất khẩu sang EU đã phải chịu mức thuế chống bán phá giá lên đến 34,5%.
Trong 5 năm chịu thuế chống bán phá giá, lượng xe đạp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU đã sụt giảm đáng kể, từ trên 1 triệu chiếc năm 2005 xuống còn trên 21.400 chiếc năm 2009. Trong các năm 2007 và 2008, lượng xe đạp xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này chỉ còn chiếm lần lượt 0,61% và 0,40% tổng lượng xe đạp nhập khẩu của EU.
Bên cạnh đó, quyết định áp thuế chống bán phá giá của EC đối với xe đạp Việt Nam còn gây ảnh hưởng lớn đến người lao động của ngành này.
Trước năm 2005, tổng số lao động của ngành sản xuất xe đạp Việt Nam là 210.000 người, nhưng đến đầu năm nay, con số này chỉ còn 5.000 lao động./.
Đức Duy (Vietnam+)