Theo một thông cáo chung ngày 12/9 giữa EADS (Tập đoàn Hàng không Vũ trụ Quốc phòng châu Âu) và đối tác BAE Systems của Anh, hai hãng này đang thảo luận về khả năng hợp nhất thành tập đoàn EADS-BAE, đủ khả năng cạnh tranh ngang ngửa với "người khổng lồ" Boeing của Mỹ.
Thông tin này giống như một “tiếng sét” trong lĩnh vực công nghiệp hàng không vũ trụ và quốc phòng, có thể làm đảo lộn đáng kể khung cảnh thế giới trong lĩnh vực này trong thời buổi khủng hoảng.
Nếu hợp nhất, doanh số của cả hai hãng có thể đạt trên 72 tỷ euro (tính thời điểm 2011) với 220.000 người ăn lương trên toàn thế giới, trong khi hãng Boeing chỉ đạt 49 tỷ euro.
Theo các thương thảo đang diễn ra, các cổ đông của EADS sẽ nắm 60% cổ phần của tập đoàn mới và phần còn lại được giành cho BAE.
Ngoài ra, tập đoàn châu Âu cam kết sẽ chi 200 triệu bảng tiền cổ tức đặc biệt trong trường hợp sáp nhập.
Hiện tại, hai tập đoàn đang hợp tác sản xuất trong khuôn khổ chương trình Eurofighter cùng với tập đoàn Finmeccanica của Italy và cùng có cổ phần tại hãng sản xuất tên lửa châu Âu MBDA (mỗi bên 37,5% và Finmeccanica 25%).
Nếu “phi vụ” hợp nhất thành công, tập đoàn mới sẽ củng cố phần tài sản của mình nhờ nắm đa số cổ phần.
Theo các tiết lộ mà báo chí Pháp nắm được, các cuộc thương thảo giữa hai hãng được thực hiện từ khoảng ba tháng trước, gần như trùng với thời điểm Tom Enders được bầu làm chủ tịch mới của EADS, người muốn có một cuộc cách mạng hóa đối với “đại gia” hàng không châu Âu này.
Tuy nhiên, trong một thông cáo ngày 12/9, EADS vẫn khẳng định chưa có gì chắc chắn về dự án này, và mọi thỏa thuận về việc hợp nhất đều phải được Hội đồng quản trị thông qua như một điều kiện tiên quyết.”
Nếu dự án sáp nhập thành công, Tom Enders và êkíp của ông sẽ phải thực hiện “Tầm nhìn 2020” được đề ra bởi người tiền nhiệm Louis Gallois, người có quan điểm cho rằng EADS phải tái cân bằng các hoạt động dân sự và quân sự của tập đoàn ngay từ năm 2012.
Tập đoàn hợp nhất sẽ phải thực hiện 53% doanh số về sản phẩm dân sự và 47% về quân sự, cho phép khấu hao tốt nhất các chu trình sản xuất hàng không dân dụng.
Trong lĩnh vực hàng không dân dụng, tập đoàn mới sẽ có điều kiện để mở rộng sự hiện diện ra toàn cầu hơn, bởi hiện tại BAE Systems đã có chỗ khá vững chắc ở Mỹ, Anh, Australia và Ấn Độ, trong khi EADS phổ biến hơn ở châu Âu, Trung Đông và châu Á.
Nói tóm lại, EADS-BAE sẽ động chạm tới tất cả các thị trường và tất cả các nước trên thế giới.
Tập đoàn sáp nhập có thể củng cố tiềm lực để thách đấu với hãng Boeing của Mỹ, bởi hiện tại chỉ riêng EADS thôi cũng đã thể hiện được một khả năng cạnh tranh đáng gờm với vị thế đứng thứ hai thế giới.
Về lĩnh vực quốc phòng, hai bên đang thảo luận để tìm kiếm một công thức cho phép duy trì vị trí độc lập của BAE trong tập đoàn tương lai, ít nhất để tập đoàn Anh có thể tiếp tục cung cấp vũ khí cho Mỹ.
Các cuộc thương lượng đến nay đã đạt được nhiều tiến bộ nhưng chưa thể đi đến kết luận cuối cùng và theo đánh giá của Bloomberg, thất bại vẫn có thể xảy ra.
Đáng nói là bất chấp các thương thảo dự án hợp nhất đang được thúc đẩy, hãng sản xuất ôtô Đức Daimler, giữ 15% vốn của EADS, vẫn khẳng định sẽ giảm dần vai trò tham gia ở tập đoàn châu Âu này.
Theo người phát ngôn của Daimler, hãng này đang thảo luận với Chính phủ Đức để bán lại một phần cổ phần ở EADS./.
Thông tin này giống như một “tiếng sét” trong lĩnh vực công nghiệp hàng không vũ trụ và quốc phòng, có thể làm đảo lộn đáng kể khung cảnh thế giới trong lĩnh vực này trong thời buổi khủng hoảng.
Nếu hợp nhất, doanh số của cả hai hãng có thể đạt trên 72 tỷ euro (tính thời điểm 2011) với 220.000 người ăn lương trên toàn thế giới, trong khi hãng Boeing chỉ đạt 49 tỷ euro.
Theo các thương thảo đang diễn ra, các cổ đông của EADS sẽ nắm 60% cổ phần của tập đoàn mới và phần còn lại được giành cho BAE.
Ngoài ra, tập đoàn châu Âu cam kết sẽ chi 200 triệu bảng tiền cổ tức đặc biệt trong trường hợp sáp nhập.
Hiện tại, hai tập đoàn đang hợp tác sản xuất trong khuôn khổ chương trình Eurofighter cùng với tập đoàn Finmeccanica của Italy và cùng có cổ phần tại hãng sản xuất tên lửa châu Âu MBDA (mỗi bên 37,5% và Finmeccanica 25%).
Nếu “phi vụ” hợp nhất thành công, tập đoàn mới sẽ củng cố phần tài sản của mình nhờ nắm đa số cổ phần.
Theo các tiết lộ mà báo chí Pháp nắm được, các cuộc thương thảo giữa hai hãng được thực hiện từ khoảng ba tháng trước, gần như trùng với thời điểm Tom Enders được bầu làm chủ tịch mới của EADS, người muốn có một cuộc cách mạng hóa đối với “đại gia” hàng không châu Âu này.
Tuy nhiên, trong một thông cáo ngày 12/9, EADS vẫn khẳng định chưa có gì chắc chắn về dự án này, và mọi thỏa thuận về việc hợp nhất đều phải được Hội đồng quản trị thông qua như một điều kiện tiên quyết.”
Nếu dự án sáp nhập thành công, Tom Enders và êkíp của ông sẽ phải thực hiện “Tầm nhìn 2020” được đề ra bởi người tiền nhiệm Louis Gallois, người có quan điểm cho rằng EADS phải tái cân bằng các hoạt động dân sự và quân sự của tập đoàn ngay từ năm 2012.
Tập đoàn hợp nhất sẽ phải thực hiện 53% doanh số về sản phẩm dân sự và 47% về quân sự, cho phép khấu hao tốt nhất các chu trình sản xuất hàng không dân dụng.
Trong lĩnh vực hàng không dân dụng, tập đoàn mới sẽ có điều kiện để mở rộng sự hiện diện ra toàn cầu hơn, bởi hiện tại BAE Systems đã có chỗ khá vững chắc ở Mỹ, Anh, Australia và Ấn Độ, trong khi EADS phổ biến hơn ở châu Âu, Trung Đông và châu Á.
Nói tóm lại, EADS-BAE sẽ động chạm tới tất cả các thị trường và tất cả các nước trên thế giới.
Tập đoàn sáp nhập có thể củng cố tiềm lực để thách đấu với hãng Boeing của Mỹ, bởi hiện tại chỉ riêng EADS thôi cũng đã thể hiện được một khả năng cạnh tranh đáng gờm với vị thế đứng thứ hai thế giới.
Về lĩnh vực quốc phòng, hai bên đang thảo luận để tìm kiếm một công thức cho phép duy trì vị trí độc lập của BAE trong tập đoàn tương lai, ít nhất để tập đoàn Anh có thể tiếp tục cung cấp vũ khí cho Mỹ.
Các cuộc thương lượng đến nay đã đạt được nhiều tiến bộ nhưng chưa thể đi đến kết luận cuối cùng và theo đánh giá của Bloomberg, thất bại vẫn có thể xảy ra.
Đáng nói là bất chấp các thương thảo dự án hợp nhất đang được thúc đẩy, hãng sản xuất ôtô Đức Daimler, giữ 15% vốn của EADS, vẫn khẳng định sẽ giảm dần vai trò tham gia ở tập đoàn châu Âu này.
Theo người phát ngôn của Daimler, hãng này đang thảo luận với Chính phủ Đức để bán lại một phần cổ phần ở EADS./.
Nguyễn Tuyên/Paris (Vietnam+)