Ông Tim McCormack, chuyên gia thuộc Chương trình bảo tồn Rùa châu Á, ngày 10/3 cho hay, trên thế giới hiện chỉ ghi nhận 4 cá thể “rùa Hoàn Kiếm.”
Theo vị chuyên gia này, hiện ở Việt Nam ghi nhận có 2 cá thể rùa Hoàn Kiếm (Rafetus swinhoei), trong đó có 1 con sống ở Hồ Gươm và 1 con sống tại hồ Đồng Mô (Sơn Tây, Hà Nội). 2 con còn lại được nuôi nhốt tại Trung Quốc.
Rùa Hoàn Kiếm còn được gọi là con Giải hoặc con Trạnh, có kích thước, trọng lượng lớn và hiện nay chưa rõ tuổi thọ được bao nhiêu năm. Đây là loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trên thế giới do sự đe dọa bởi săn bắt và ảnh hưởng môi trường sống.
Loại rùa này đã được sách đỏ của IUCN năm 2009 xếp vào loại cực kỳ nguy cấp.
Sự tuyệt chủng còn thể hiện rõ hơn khi vào năm 2008, 2009, các chuyên gia của Trung Quốc đã “xe duyên” cho 2 cá thể rùa Hoàn Kiếm và thu được 300 trứng qua 2 lần rùa đẻ. Song, không có trứng nào nở thành con.
Ông Tim McCormack cũng cho biết, chương trình đang tiến hành xác định xem có bao nhiêu cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô, nhằm tiến hành ghép đôi sinh sản với hy vọng duy trì nòi giống "cụ rùa."
Ngoài ra, chương trình sẽ tiến hành bảo vệ môi trường sống và tiến hành thúc đẩy đưa loài rùa này vào danh sách cần được bảo vệ trong những văn bản pháp luật cao hơn./.
Theo vị chuyên gia này, hiện ở Việt Nam ghi nhận có 2 cá thể rùa Hoàn Kiếm (Rafetus swinhoei), trong đó có 1 con sống ở Hồ Gươm và 1 con sống tại hồ Đồng Mô (Sơn Tây, Hà Nội). 2 con còn lại được nuôi nhốt tại Trung Quốc.
Rùa Hoàn Kiếm còn được gọi là con Giải hoặc con Trạnh, có kích thước, trọng lượng lớn và hiện nay chưa rõ tuổi thọ được bao nhiêu năm. Đây là loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trên thế giới do sự đe dọa bởi săn bắt và ảnh hưởng môi trường sống.
Loại rùa này đã được sách đỏ của IUCN năm 2009 xếp vào loại cực kỳ nguy cấp.
Sự tuyệt chủng còn thể hiện rõ hơn khi vào năm 2008, 2009, các chuyên gia của Trung Quốc đã “xe duyên” cho 2 cá thể rùa Hoàn Kiếm và thu được 300 trứng qua 2 lần rùa đẻ. Song, không có trứng nào nở thành con.
Ông Tim McCormack cũng cho biết, chương trình đang tiến hành xác định xem có bao nhiêu cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô, nhằm tiến hành ghép đôi sinh sản với hy vọng duy trì nòi giống "cụ rùa."
Ngoài ra, chương trình sẽ tiến hành bảo vệ môi trường sống và tiến hành thúc đẩy đưa loài rùa này vào danh sách cần được bảo vệ trong những văn bản pháp luật cao hơn./.
“Kho” thông tin về Rùa
Ngày 10/3/2010, Vườn Quốc gia Cúc Phương đã khánh thành Trung tâm thông tin du khách đầu tiên của khu vực.
Trung tâm này rộng khoảng 2.300m2, sẽ trưng bày các bảng diễn giải, bể nuôi rùa nước ngọt, phòng ấp trứng, nuôi rùa non… Đây sẽ là một “kho” thông tin để các du khách tìm về Vườn Quốc gia có thể tìm hiểu về các loài rùa quý hiếm của Việt Nam. Từ đó, có những hành động thích hợp để bảo tồn loài động vật bò sát quý hiếm này. Được biết, Việt Nam có 25 loài rùa cạn và nước ngọt, gồm 20 loài mai cứng và 5 loài mai mềm. Hiện, rùa ở Việt Nam đang bị săn bắt trái phép đến mức kiệt quệ để bán sang Trung Quốc trong vòng 15 năm qua. Rùa là loài sống lâu, phát triển rất chậm, số lượng trứng ấp ít và tỷ lệ sống sót của con non ngoài tự nhiên là rất thấp và phải mất 60-70 năm để có con rùa trưởng thành. Do đó, nạn săn bắt ồ ạt sẽ làm loài này khó có thể phục hồi trong thời gian ngắn. |
Trung Hiền (Vietnam+)