Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã khẳng định Nghị quyết 11 về kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội của Chính phủ là hướng chính sách đúng đắn. ADB cũng đã điều chỉnh giảm mức dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm nay xuống và nâng mức dự báo lạm phát của Việt Nam lên.
Tại lễ ra mắt ấn phẩm báo cáo cập nhật triển vọng phát triển kinh tế 2011 được ADB tổ chức ngày 14/9 tại Hà Nội, ông Tomoyuki Kimura, Giám đốc Quốc gia ADB Việt Nam cho rằng, phải đối mặt với tỷ lệ lạm phát hai con số, lượng dự trữ ngoại tệ sụt giảm và một đồng tiền suy yếu, Chính phủ Việt Nam trong tháng 2/2011 đã cam kết một gói chính sách tổng thể gồm các biện pháp thắt chặt tài chính và tiền tệ – Nghị quyết 11 – nhằm kiểm soát lạm phát.
“Hiện chúng tôi đưa ra dự báo tăng trưởng của Việt Nam ở mức 5,8% trong năm 2011 và 6,5% trong năm 2012 đồng thời lạm phát được dự đoán ở mức 18,7% trong năm 2011 trước khi hạ nhiệt xuống còn 11% trong năm sau. Nguy cơ chính đối với những dự báo trước mắt của chúng tôi là việc nới lỏng quá sớm các chính sách kinh tế vĩ mô,” ông Tomoyuki Kimura cho biết.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, triển vọng ngắn hạn phụ thuộc nhiều vào những cam kết và thực hiện cam kết từ phía Chính phủ. Nếu tiếp tục duy trì và thực hiện nhất quán Nghị quyết 11, ADB cho rằng, lạm phát sẽ giảm và góp phần hạ lãi suất. Điều này sẽ kích thích niềm tin của các nhà đầu tư và thúc đẩy được các hoạt động kinh tế.
Ông Kimura nhấn mạnh: “Giải quyết những nguyên nhân gốc rễ của tình trạng lạm phát cao đòi hỏi những nỗ lực lớn hơn trong việc cải cách cơ cấu. Những cải cách này bao gồm việc giảm dần ách tắc trong sản xuất và lưu thông, bảo đảm an toàn cho ngành tài chính, tăng cường hiệu quả đầu tư công và áp đặt những nguyên tắc thị trường đối với các doanh nghiệp lớn của nhà nước.”
ADB cũng dự báo, lạm phát sẽ hạ nhiệt dần vì sản xuất lương thực sẽ tăng khi ngành nông nghiệp hồi phục sau tác động của thời tiết xấu và nguồn cung thịt lợn được cải thiện (phản ứng với giá tăng cao). Các tác động của việc thắt chặt chính sách, đồng tiền ổn định dần, tăng trưởng tín dụng chậm lại, chi tiêu dùng và đầu tư chậm lại, đều sẽ góp phần kìm hãm lạm phát.
Theo đánh giá của các chuyên gia ADB, hiện vẫn còn quá sớm để Việt Nam có thể nới lỏng các chính sách kinh tế vĩ mô bởi lạm phát tính theo năm vẫn ở mức trên 20%. ADB khuyến cáo, việc nới lỏng chính sách quá sớm có thể làm giảm hiệu quả những nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô, làm mất niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng vào đồng Việt Nam và gây ra sức ép sụt giảm dự trữ ngoại tệ.
Ông Dominic Mellor, Chuyên gia về Kinh tế Việt Nam của ADB nhấn mạnh đến các rủi ro chính mà Việt Nam phải đối mặt. Thứ nhất là dấu hiệu của chính sách tiền tệ hỗn hợp; thứ hai là vị thế tài khóa không rõ ràng; khả năng dễ bị tổn thương của khu vực ngân hàng do gia tăng tín dụng quá lớn, đặc biệt tín dụng ngoại tệ trong ngắn hạn gia tăng nhanh chóng; thứ ba, khả năng dễ bị tổn thương của tiền đồng; thứ tư, thị trường lương thực cứng nhắc và thứ năm là môi trường bên ngoài yếu kém. Đặc biệt, chất lượng của các khoản tín dụng ngân hàng sụt giảm hiện vẫn đang là một rủi ro.
“Việc thắt chặt chính sách tiền tệ sau một giai đoạn tăng trưởng tín dụng nhanh, sẽ tạo ra những áp lực đối với người vay và các ngân hàng. Chính phủ cần phải có những hành động cụ thể nhằm bảo đảm an toàn cho ngành tài chính,” ông Mellor nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, tỷ giá và nợ xấu cũng là các rủi ro được ADB nhắc đến.
Trên thực tế, báo cáo cho biết những lo ngại đã có từ tháng 5 và tháng 6, khi mà Ngân hàng Nhà nước tiến hành mua một lượng tiền lớn ngoại tệ từ thị trường tự do dẫn tới việc tính thanh khoản tăng.
Lãi suất liên ngân hàng qua đêm giảm khoảng 7 điểm phần trăm xuống khoảng 11% trong vòng 4 tháng tính đến cuối tháng 8/2011. “Lãi suất liên ngân hàng vẫn còn bấp bênh do điều kiện thanh khoản không ổn định, ADB cho biết thêm.
Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước vào tháng 8/2011 lại yêu cầu các ngân hàng hạ lãi suất cho vay. “Ngân hàng Nhà nước cần thận trọng duy trì cân bằng những nỗ lực hỗ trợ các ngân hàng, cũng như nhu cầu bảo vệ nguồn tiết kiệm thực của người dân,” ADB cho hay.
Cũng liên quan đến nợ xấu, ADB cho rằng chất lượng tín dụng ngân hàng suy giảm đang là một rủi ro. Việc thắt chặt kinh tế vĩ mô sau giai đoạn tăng trưởng tín dụng nhanh thường tạo áp lực đối với người vay và các ngân hàng. Mức tăng trưởng tín dụng ngoại tệ 23% trong 6 tháng đầu năm nay càng làm tăng nguy cơ này.
Theo các chuyên gia đến từ ADB, việc thắt chặt chính sách kinh tế vĩ mô, sau một giai đoạn tăng trưởng tín dụng nhanh, sẽ tạo ra những áp lực đối với người vay và các ngân hàng. Vì thế, chính phủ cần phải có những hành động cụ thể nhằm bảo đảm an toàn cho ngành tài chính.
ADB cho rằng, khôi phục ổn định kinh tế vĩ mô là ưu tiên trước mắt, nhưng việc giải quyết những nguyên nhân gốc rễ của tình trạng lạm phát cao đòi hỏi những nỗ lực lớn hơn trong việc cải cách cơ cấu. Những cải cách này bao gồm việc giảm dần những nút thắt cổ chai trong sản xuất và lưu thông (bao gồm cả lĩnh vực nông nghiệp), bảo đảm an toàn cho ngành tài chính, tăng cường hiệu quả đầu tư công và áp đặt những nguyên tắc thị trường đối với các doanh nghiệp lớn của nhà nước./.
Tại lễ ra mắt ấn phẩm báo cáo cập nhật triển vọng phát triển kinh tế 2011 được ADB tổ chức ngày 14/9 tại Hà Nội, ông Tomoyuki Kimura, Giám đốc Quốc gia ADB Việt Nam cho rằng, phải đối mặt với tỷ lệ lạm phát hai con số, lượng dự trữ ngoại tệ sụt giảm và một đồng tiền suy yếu, Chính phủ Việt Nam trong tháng 2/2011 đã cam kết một gói chính sách tổng thể gồm các biện pháp thắt chặt tài chính và tiền tệ – Nghị quyết 11 – nhằm kiểm soát lạm phát.
“Hiện chúng tôi đưa ra dự báo tăng trưởng của Việt Nam ở mức 5,8% trong năm 2011 và 6,5% trong năm 2012 đồng thời lạm phát được dự đoán ở mức 18,7% trong năm 2011 trước khi hạ nhiệt xuống còn 11% trong năm sau. Nguy cơ chính đối với những dự báo trước mắt của chúng tôi là việc nới lỏng quá sớm các chính sách kinh tế vĩ mô,” ông Tomoyuki Kimura cho biết.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, triển vọng ngắn hạn phụ thuộc nhiều vào những cam kết và thực hiện cam kết từ phía Chính phủ. Nếu tiếp tục duy trì và thực hiện nhất quán Nghị quyết 11, ADB cho rằng, lạm phát sẽ giảm và góp phần hạ lãi suất. Điều này sẽ kích thích niềm tin của các nhà đầu tư và thúc đẩy được các hoạt động kinh tế.
Ông Kimura nhấn mạnh: “Giải quyết những nguyên nhân gốc rễ của tình trạng lạm phát cao đòi hỏi những nỗ lực lớn hơn trong việc cải cách cơ cấu. Những cải cách này bao gồm việc giảm dần ách tắc trong sản xuất và lưu thông, bảo đảm an toàn cho ngành tài chính, tăng cường hiệu quả đầu tư công và áp đặt những nguyên tắc thị trường đối với các doanh nghiệp lớn của nhà nước.”
ADB cũng dự báo, lạm phát sẽ hạ nhiệt dần vì sản xuất lương thực sẽ tăng khi ngành nông nghiệp hồi phục sau tác động của thời tiết xấu và nguồn cung thịt lợn được cải thiện (phản ứng với giá tăng cao). Các tác động của việc thắt chặt chính sách, đồng tiền ổn định dần, tăng trưởng tín dụng chậm lại, chi tiêu dùng và đầu tư chậm lại, đều sẽ góp phần kìm hãm lạm phát.
Theo đánh giá của các chuyên gia ADB, hiện vẫn còn quá sớm để Việt Nam có thể nới lỏng các chính sách kinh tế vĩ mô bởi lạm phát tính theo năm vẫn ở mức trên 20%. ADB khuyến cáo, việc nới lỏng chính sách quá sớm có thể làm giảm hiệu quả những nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô, làm mất niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng vào đồng Việt Nam và gây ra sức ép sụt giảm dự trữ ngoại tệ.
Ông Dominic Mellor, Chuyên gia về Kinh tế Việt Nam của ADB nhấn mạnh đến các rủi ro chính mà Việt Nam phải đối mặt. Thứ nhất là dấu hiệu của chính sách tiền tệ hỗn hợp; thứ hai là vị thế tài khóa không rõ ràng; khả năng dễ bị tổn thương của khu vực ngân hàng do gia tăng tín dụng quá lớn, đặc biệt tín dụng ngoại tệ trong ngắn hạn gia tăng nhanh chóng; thứ ba, khả năng dễ bị tổn thương của tiền đồng; thứ tư, thị trường lương thực cứng nhắc và thứ năm là môi trường bên ngoài yếu kém. Đặc biệt, chất lượng của các khoản tín dụng ngân hàng sụt giảm hiện vẫn đang là một rủi ro.
“Việc thắt chặt chính sách tiền tệ sau một giai đoạn tăng trưởng tín dụng nhanh, sẽ tạo ra những áp lực đối với người vay và các ngân hàng. Chính phủ cần phải có những hành động cụ thể nhằm bảo đảm an toàn cho ngành tài chính,” ông Mellor nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, tỷ giá và nợ xấu cũng là các rủi ro được ADB nhắc đến.
Trên thực tế, báo cáo cho biết những lo ngại đã có từ tháng 5 và tháng 6, khi mà Ngân hàng Nhà nước tiến hành mua một lượng tiền lớn ngoại tệ từ thị trường tự do dẫn tới việc tính thanh khoản tăng.
Lãi suất liên ngân hàng qua đêm giảm khoảng 7 điểm phần trăm xuống khoảng 11% trong vòng 4 tháng tính đến cuối tháng 8/2011. “Lãi suất liên ngân hàng vẫn còn bấp bênh do điều kiện thanh khoản không ổn định, ADB cho biết thêm.
Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước vào tháng 8/2011 lại yêu cầu các ngân hàng hạ lãi suất cho vay. “Ngân hàng Nhà nước cần thận trọng duy trì cân bằng những nỗ lực hỗ trợ các ngân hàng, cũng như nhu cầu bảo vệ nguồn tiết kiệm thực của người dân,” ADB cho hay.
Cũng liên quan đến nợ xấu, ADB cho rằng chất lượng tín dụng ngân hàng suy giảm đang là một rủi ro. Việc thắt chặt kinh tế vĩ mô sau giai đoạn tăng trưởng tín dụng nhanh thường tạo áp lực đối với người vay và các ngân hàng. Mức tăng trưởng tín dụng ngoại tệ 23% trong 6 tháng đầu năm nay càng làm tăng nguy cơ này.
Theo các chuyên gia đến từ ADB, việc thắt chặt chính sách kinh tế vĩ mô, sau một giai đoạn tăng trưởng tín dụng nhanh, sẽ tạo ra những áp lực đối với người vay và các ngân hàng. Vì thế, chính phủ cần phải có những hành động cụ thể nhằm bảo đảm an toàn cho ngành tài chính.
ADB cho rằng, khôi phục ổn định kinh tế vĩ mô là ưu tiên trước mắt, nhưng việc giải quyết những nguyên nhân gốc rễ của tình trạng lạm phát cao đòi hỏi những nỗ lực lớn hơn trong việc cải cách cơ cấu. Những cải cách này bao gồm việc giảm dần những nút thắt cổ chai trong sản xuất và lưu thông (bao gồm cả lĩnh vực nông nghiệp), bảo đảm an toàn cho ngành tài chính, tăng cường hiệu quả đầu tư công và áp đặt những nguyên tắc thị trường đối với các doanh nghiệp lớn của nhà nước./.
Minh Thúy (Vietnam+)