Đầu tháng 8/2018, tàu đường sắt Cát Linh-Hà Đông mới bắt đầu đóng điện trên toàn tuyến để chạy thử, theo kế hoạch là từ 3-6 tháng trước khi đưa vào khai thác. Thế nhưng đến nay, 11 tháng đã trôi qua, tàu vẫn tiếp tục trong tình trạng chạy thử, chưa biết ngày nào mới chính thức khai thác thương mại. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Khởi công từ 10/10/2011, đến nay, dự án đã kéo dài gần 11 năm với hơn 8 lần lỗi hẹn, lùi tiến độ. Mới đây nhất, mốc tiến độ: vận hành thử nghiệm từ tháng 9/2018, chính thức vận hành tháng 4/2019 cũng đã bị phá vỡ. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Khởi công từ 10/10/2011, đến nay, dự án đã kéo dài gần 11 năm với hơn 8 lần lỗi hẹn, lùi tiến độ. Mới đây nhất, mốc tiến độ: vận hành thử nghiệm từ tháng 9/2018, chính thức vận hành tháng 4/2019 cũng đã bị phá vỡ. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Tổng thầu EPC của dự án là Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc thống nhất khai thác cuối tháng 12/2016, nhưng đến nay, dự án vẫn đang vận hành, chạy thử tàu để phấn đấu đưa vào khai thác thương mại trong năm 2019. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Hiện, tổng thầu phía Trung Quốc vẫn đang hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu, hồ sơ hoàn công công trình; cung cấp một số tài liệu chứng minh an toàn, chứng nhận an toàn tích hợp để đăng kiểm và chứng nhận an toàn hệ thống; chưa hoàn thiện quy trình vận hành, bảo dưỡng… (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Nhà ga Yên Nghĩa - nhà ga cuối cùng trên tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông có chiều dài toàn tuyến trên cao là 13,5km với 12 nhà ga. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)
Một nhà ga trên tuyến chưa đưa vào sử dụng đã bị bôi bẩn. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)
Hầu hết các nhà ga trên tuyến hiện chưa được lắp đặt mái che thang máy. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)