Đường Hồ Chí Minh: Biểu tượng của khát vọng tự do, thống nhất
16 năm liên tục đương đầu với mưa bom, bão đạn và sự phá hoại điên cuồng của Mỹ, bộ đội Trường Sơn đã xây dựng, bảo vệ và phát triển con đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh “huyền thoại.”
Giai đoạn đầu hoạt động trên con đường bí mật xuyên rừng rậm, núi cao, trên tuyến vận tải chiến lược này, quân ta đã vận chuyển thô sơ bằng gùi, xe thồ, nhỏ lẻ với cung ngắn. (Ảnh: TTXVN)
Những chiếc cầu bằng cây ghép vượt qua những mỏm đá tai mèo do những chiến sỹ công binh Quân khu 4 ngày đêm xây dựng làm đường hành quân. Bất chấp sự hủy diệt của kẻ thù và những khó khăn, trở ngại của thời tiết, địa hình, đường Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh huyền thoại như một trận đồ bát quái vươn ra các chiến trường bằng mọi ngả. (Ảnh: TTXVN)
Những ngày đầu tiên khai phá đường Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh, bộ đội ta đã bí mật vạch tuyến đi qua những vùng núi hiểm trở, cheo leo với khẩu hiệu 'Đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng'. (Ảnh: Trần Phác/TTXVN)
Cầu treo trên đường Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh huyền thoại. Suốt 16 năm, từ ngày mở đường đến khi kết thúc chiến tranh, bộ đội Trường Sơn đã xây dựng được hơn 20.000km đường ôtô, 1.400 km đường ống dẫn xǎng dầu, 3.140km 'đường kín' cho xe chạy ban ngày và hàng ngàn cầu, cống, ngầm. (Ảnh: Hoàng Kim Đáng/TTXVN phát)
Chuyển hàng ra tiền tuyến qua 'cầu khỉ' trên tuyến đường Trường Sơn- đườngHồ Chí Minh huyền thoại (đoạn qua tỉnh Quảng Bình) trong những ngày mới mở đường. (Ảnh: Hữu Ngôi/TTXVN)
Lực lượng Thanh niên xung phong Trị Thiên mở đường Trường Sơn, nối liền hệ thống giao thông liên tỉnh phục vụ sản xuất và đời sống vùng giải phóng. (Ảnh: TTXVN)
Suốt 16 năm, từ ngày mở đường đến khi kết thúc chiến tranh, bộ đội Trường Sơn đã xây dựng được hơn 20.000km đường ôtô, 1.400km đường ống dẫn xǎng dầu, 3.140km 'đường kín' cho xe chạy ban ngày và hàng ngàn cầu, cống, ngầm. (Ảnh: Vương Khánh Hồng/TTXVN)
Đoàn xe ra tiền tuyến qua chặng đường đầy hố bom của địch ở khu vực ngã ba Đồng Lộc (Nghệ Tĩnh) - trọng điểm đánh phá ác liệt của máy bay Mỹ suốt ngày đêm. (Ảnh: Văn Sắc/TTXVN)
Từ những con đường mòn nhỏ, đường Hồ Chí Minh đã phát triển thành tuyến vận tải lớn để vận chuyển quân lương, vũ khí chi viện cho chiến trường lớn miền Nam. (Ảnh: Hứa Kiểm/TTXVN)
Đại đội 4 Đội thanh niên xung phong 25, tỉnh Quảng Bình khẩn trương san lấp hố bom sau khi máy bay địch đánh phá. Suốt những năm mở đường, bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trên đường Trường Sơn đã chịu nhiều tổn thất về người và phương tiện vật chất. (Ảnh: Văn Sắc/TTXVN)
Bất chấp máy bay Mỹ thường xuyên đánh phá ác liệt tại ngã ba Đồng Lộc (Nghệ Tĩnh), anh em lái xe thuộc Xí nghiệp Vận tải số 20 Nghệ Tĩnh vẫn dũng cảm bám đường, đưa hàng tới đích an toàn. Từ năm 1965 đến 1972, đường Trường Sơn phát triển mạnh mẽ, tiến lên cơ giới hóa toàn tuyến vận tải quân sự. (Ảnh: Văn Sắc/TTXVN)
Lễ tuyên thệ vượt cung đường lửa - Đường 20 Quyết Thắng, trọng điểm ATP. Từ năm 1965 đến 1972, đường Trường Sơn phát triển mạnh mẽ, tiến lên cơ giới hóa toàn tuyến vận tải quân sự. (Ảnh: Hứa Kiểm/TTXVN)
Bất chấp những ngăn chặn khốc liệt, tàn bạo, bằng nhiều lực lượng, nhiều thủ đoạn, nhiều loại phương tiện chiến tranh và vũ khí hiện đại nhất lúc bấy giờ của Mỹ, tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn vẫn không ngừng phát triển, đáp ứng sự chi viện to lớn, toàn diện, liên tục, mạnh mẽ của hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam. (Ảnh: Văn Sắc/TTXVN)
Dọc tuyến đường Trường Sơn, Mỹ sử dụng các loại bom từ trường, mìn vướng nổ, bom bi, bom lá, chất độc hoá học ... dày đặc, chà xát, cày xới, tàn phá rừng, nhưng không đè bẹp được ý chí, tinh thần, sức chiến đấu ngoan cường, dũng cảm của bộ đội Trường Sơn. Các đoàn xe vẫn ngày đêm vượt Trường Sơn, chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam. (Ảnh: Văn Bảo/TTXVN)
Xe qua cầu phao Lèn (Thanh Hóa) để chở hàng ra tiền tuyến. Từ năm 1965 đến 1972, đường Trường Sơn phát triển mạnh mẽ, tiến lên cơ giới hóa toàn tuyến vận tải quân sự. (Ảnh: TTXVN)
Cầu cáp 10 dây dài 240m bắc ngang qua sông Đáy trên những chiếc cầu cũ đã bị bom địch phá vỡ, quãng Đoan Vĩ, đảm bảo cho xe trọng tải tới 12 tấn vượt qua. (Ảnh: Quang Thành/TTXVN)
Nhờ tuyến đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh, quân đội ta đã thực hiện được những cuộc hành quân lớn, cùng xe tăng, tên lửa, pháo hạng nặng và nhiều khí tài quân sự để chi viện cho tiền tuyến đánh giặc. (Ảnh: Vũ Tạo/TTXVN)
Bằng mọi phương tiện thô sơ và cơ giới, các chiến sỹ vận tải vận chuyển hàng ngàn tấn hàng hoá phục vụ chiến dịch theo tuyến đường Trường Sơn, phục vụ chiến dịch Tây Nguyên, mở màn cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. (Ảnh: Thanh Tụng/TTXVN)
Đoàn xe qua bến phà X trên đường vào Trường Sơn. Từ năm 1965 đến 1972, đường Trường Sơn phát triển mạnh mẽ, tiến lên cơ giới hóa toàn tuyến vận tải quân sự. (Ảnh: TTXVN
Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên (phải), Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn đến thăm cán bộ, chiến sỹ Tiểu đoàn vận tải 101 trong một chiến dịch vận chuyển, mùa khô năm 1970-1971. Ông là một trong những vị tướng có vai trò quan trọng trong việc xây dựng tuyến đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)