Sau khi kiểm tra việc kết nối giữa hầm dẫn phía Thủ Thiêm (quận 2) với hai đốt hầm đã dìm dưới đáy sông Sài Gòn, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đã đưa ra kết luận hai đốt hầm dìm trong tình trạng khô ráo, tại các mối nối cao su giữa các đốt hầm không bị thấm và không phát hiện gì bất thường.
Ngày 28/4, Ban quản lý Dự án Đại lộ Đông Tây và Môi trường nước Thành phố Hồ Chí Minh cho biết như vậy, trước thông tin về việc công trình hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn, hiện đã dìm và kết nối hai đốt hầm số 1 và số 2 với đường hầm dẫn phía quận 2, xuất hiện một số khiếm khuyết.
Tại đầu đốt hầm số 1, đầu đốt hầm số 2 trong phạm vi bản nắp hầm, gần sát vành thép của mỗi đốt hầm và tại một vài vết nứt đứng trên thành hầm, bằng mắt thường đã thấy một số vị trí bị thấm cục bộ.
Để khắc phục hiện tượng thấm cục bộ ở các đốt hầm đã dìm, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đã yêu cầu không sơn phủ vết thấm, tiếp tục theo dõi sự phát triển của thấm cục bộ, tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp xử lý triệt để, bảo đảm lâu dài.
Ban quản lý Dự án cũng cho biết, với các vết nứt xuất hiện ở các đốt hầm trước đây và đã được khắc phục, sửa chữa tại bể đúc trước khi lai dắt và dìm hầm, hiện vẫn an toàn, không thấm dột dù hai đốt hầm số 1 và số 2 đang nằm dưới nước ở độ sâu 24m so với mặt sông Sài Gòn.
Về đường dẫn phía quận 2, hầu hết đoạn đường dẫn hiện đã thi công đến kết cấu mặt đường bêtông nhựa; qua quan trắc, kiểm tra cho thấy phần đường đã thi công đang tiếp tục bị lún quá mức dự kiến.
Theo Ban quản lý Dự án, nguyên nhân lún là do nền đất khu vực đường dẫn yếu với lớp bùn dày 32m. Nhà thầu sẽ tiếp tục quan trắc lún và dự kiến 6 tháng nữa quá trình lún mới chấm dứt.
Cùng với việc kiểm tra, hoàn thiện hai đốt hầm đã dìm, Ban quản lý dự án và nhà thầu thi công, tư vấn giám sát cùng các đơn vị trong tổ công tác lai dắt đốt hầm đang chuẩn bị cho công tác lai dắt và dìm đốt hầm số 3, dự kiến vào ngày 5/5 tới đây.
Theo tính toán, trong khoảng thời gian từ 8 giờ đến 8 giờ 30 ngày 5/5 sẽ bắt đầu lai dắt đốt hầm số 3 từ bể đúc về vị trí lắp đặt. Tuy nhiên, nhiều khả năng thời điểm khởi hành sẽ chậm hơn do điều kiện thủy văn đã được dự báo trước./.
Ngày 28/4, Ban quản lý Dự án Đại lộ Đông Tây và Môi trường nước Thành phố Hồ Chí Minh cho biết như vậy, trước thông tin về việc công trình hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn, hiện đã dìm và kết nối hai đốt hầm số 1 và số 2 với đường hầm dẫn phía quận 2, xuất hiện một số khiếm khuyết.
Tại đầu đốt hầm số 1, đầu đốt hầm số 2 trong phạm vi bản nắp hầm, gần sát vành thép của mỗi đốt hầm và tại một vài vết nứt đứng trên thành hầm, bằng mắt thường đã thấy một số vị trí bị thấm cục bộ.
Để khắc phục hiện tượng thấm cục bộ ở các đốt hầm đã dìm, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đã yêu cầu không sơn phủ vết thấm, tiếp tục theo dõi sự phát triển của thấm cục bộ, tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp xử lý triệt để, bảo đảm lâu dài.
Ban quản lý Dự án cũng cho biết, với các vết nứt xuất hiện ở các đốt hầm trước đây và đã được khắc phục, sửa chữa tại bể đúc trước khi lai dắt và dìm hầm, hiện vẫn an toàn, không thấm dột dù hai đốt hầm số 1 và số 2 đang nằm dưới nước ở độ sâu 24m so với mặt sông Sài Gòn.
Về đường dẫn phía quận 2, hầu hết đoạn đường dẫn hiện đã thi công đến kết cấu mặt đường bêtông nhựa; qua quan trắc, kiểm tra cho thấy phần đường đã thi công đang tiếp tục bị lún quá mức dự kiến.
Theo Ban quản lý Dự án, nguyên nhân lún là do nền đất khu vực đường dẫn yếu với lớp bùn dày 32m. Nhà thầu sẽ tiếp tục quan trắc lún và dự kiến 6 tháng nữa quá trình lún mới chấm dứt.
Cùng với việc kiểm tra, hoàn thiện hai đốt hầm đã dìm, Ban quản lý dự án và nhà thầu thi công, tư vấn giám sát cùng các đơn vị trong tổ công tác lai dắt đốt hầm đang chuẩn bị cho công tác lai dắt và dìm đốt hầm số 3, dự kiến vào ngày 5/5 tới đây.
Theo tính toán, trong khoảng thời gian từ 8 giờ đến 8 giờ 30 ngày 5/5 sẽ bắt đầu lai dắt đốt hầm số 3 từ bể đúc về vị trí lắp đặt. Tuy nhiên, nhiều khả năng thời điểm khởi hành sẽ chậm hơn do điều kiện thủy văn đã được dự báo trước./.
Hoàng Liên Sơn (Vietnam+)