Sau một thời gian thẳng băng, đường cong lãi suất đã bắt đầu xu hướng uốn trở lại theo đúng quy luật. Các kỳ hạn gửi tiền dài lãi suất cao hơn kỳ hạn ngắn.
Theo quy định mới của Ngân hàng Nhà nước, mức trần 9%/năm sẽ chỉ được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn ngắn từ 1-12 tháng. Còn đối với các kỳ hạn trung–dài hạn trên 12 tháng các ngân hàng được tự thỏa thuận mức lãi đối với khách hàng gửi tiền.
Chính vì vậy, hai ngày sau khi mức lãi suất huy động 9%/năm có hiệu lực, các ngân hàng đã có sự điều chỉnh đáng kể trên bảng niêm yết lãi suất của mình. Đến nay, hầu hết các ngân hàng đều tự ấn định mức lãi suất ở các kỳ hạn dài từ 9,5-12%.
Cụ thể, biểu lãi suất của ACB đã tăng mạnh lãi suất huy động VND ở các kỳ hạn dài, từ 12-36 tháng từ 10,4%-12%/năm; riêng mức cao nhất 12%/năm lĩnh lãi cuối kỳ có ở kỳ hạn 36 tháng.
Tại Sacombank, biểu lãi suất cập nhật trong ngày 13/6 cũng có mức cao nhất 12%/năm lĩnh lãi cuối kỳ ở các kỳ hạn 24 và 36 tháng; mức 11%/năm có ở kỳ hạn 13, 15 và 18 tháng.
Biểu lãi suất của VPBank áp dụng từ ngày 11/6, các kỳ hạn tiền gửi từ 12 tới 36 tháng đều ở mức 10,5%/năm. Thậm chí, nhà băng này còn trưng biểu lãi suất cao nhất 10,5%/năm để "câu khách."
Như vậy, sau hơn hai năm đường cong lãi suất tại các ngân hàng thương mại mới được thiết lập trở lại đúng theo quy luật, kỳ hạn gửi càng cao thì lãi suất cao, kỳ hạn ngắn lãi suất thấp...
Tuy nhiên, cũng có khá nhiều ngân hàng đang thận trọng thăm dò thị trường chỉ áp dụng các mức lãi suất từ 9-10,5%.
Một số chuyên gia cho rằng, việc đường cong lãi suất được tái lập cho thấy thanh khoản của các ngân hàng đã được cải thiện đáng kể. Đây cũng là dấu hiệu tốt nhen lên hy vọng khi lãi suất về mức hợp lý sẽ giải quyết được bài toán lãi suất cho vay giữa ngân hàng và doanh nghiệp./.
Theo quy định mới của Ngân hàng Nhà nước, mức trần 9%/năm sẽ chỉ được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn ngắn từ 1-12 tháng. Còn đối với các kỳ hạn trung–dài hạn trên 12 tháng các ngân hàng được tự thỏa thuận mức lãi đối với khách hàng gửi tiền.
Chính vì vậy, hai ngày sau khi mức lãi suất huy động 9%/năm có hiệu lực, các ngân hàng đã có sự điều chỉnh đáng kể trên bảng niêm yết lãi suất của mình. Đến nay, hầu hết các ngân hàng đều tự ấn định mức lãi suất ở các kỳ hạn dài từ 9,5-12%.
Cụ thể, biểu lãi suất của ACB đã tăng mạnh lãi suất huy động VND ở các kỳ hạn dài, từ 12-36 tháng từ 10,4%-12%/năm; riêng mức cao nhất 12%/năm lĩnh lãi cuối kỳ có ở kỳ hạn 36 tháng.
Tại Sacombank, biểu lãi suất cập nhật trong ngày 13/6 cũng có mức cao nhất 12%/năm lĩnh lãi cuối kỳ ở các kỳ hạn 24 và 36 tháng; mức 11%/năm có ở kỳ hạn 13, 15 và 18 tháng.
Biểu lãi suất của VPBank áp dụng từ ngày 11/6, các kỳ hạn tiền gửi từ 12 tới 36 tháng đều ở mức 10,5%/năm. Thậm chí, nhà băng này còn trưng biểu lãi suất cao nhất 10,5%/năm để "câu khách."
Như vậy, sau hơn hai năm đường cong lãi suất tại các ngân hàng thương mại mới được thiết lập trở lại đúng theo quy luật, kỳ hạn gửi càng cao thì lãi suất cao, kỳ hạn ngắn lãi suất thấp...
Tuy nhiên, cũng có khá nhiều ngân hàng đang thận trọng thăm dò thị trường chỉ áp dụng các mức lãi suất từ 9-10,5%.
Một số chuyên gia cho rằng, việc đường cong lãi suất được tái lập cho thấy thanh khoản của các ngân hàng đã được cải thiện đáng kể. Đây cũng là dấu hiệu tốt nhen lên hy vọng khi lãi suất về mức hợp lý sẽ giải quyết được bài toán lãi suất cho vay giữa ngân hàng và doanh nghiệp./.
Thúy Hà (Vietnam+)