Ngân hàng Nhà nước cho biết, để bình ổn thị trường vàng, ngăn chặn hiện tượng đầu cơ, làm giá, bảo vệ lợi ích của người dân, ngày 9/8, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép nhập khẩu 5 tấn vàng để sản xuất vàng miếng, bổ sung nguồn cung vàng trong nước.
Trong những ngày tới, Ngân hàng Nhà nước dự kiến tiếp tục cấp giấy phép nhập khẩu thêm 5 tấn vàng để cung cấp cho thị trường trong nước, đáp ứng nhu cầu của người dân.
Ngày 8/8, trước sự biến động đột ngột của giá vàng, nhiều người dân ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã đổ xô đi mua vàng. Chính vì vậy, một số doanh nghiệp kim hoàn lớn như SJC, DOJI, Sacombank-SBJ… đã xin Ngân hàng Nhà nước cấp hạn ngạch nhập vàng.
Với lý do “khan hàng” mà các nhà kinh doanh vàng lớn đưa ra, giá vàng trong nước ngày 8/8 đã có lúc được đẩy lên 44,6 triệu đồng/lượng, cao chưa từng có trong lịch sử. Sang đến ngày 9/8, do giá vàng thế giới đã xác lập mức cao kỷ lục mới là 1.741 USD/ounce, tăng 30 USD so với trưa hôm qua, nên giá vàng trong nước đến cuối giờ sáng ngày 9/8 cũng đã xác lập mức kỷ lục là 46,12 triệu đồng/lượng.
Theo ghi nhận của phóng viên, lúc 10 giờ tại khu vực Trần Nhân Tông, nơi tập trung nhiều trung tâm giao dịch vàng, nhà đầu tư vẫn xếp hàng dài trước các cửa hàng để chờ đến lượt mua. Các cửa hàng đều báo hết sạch vàng. Toàn bộ con phố Trần Nhân Tông tắc nghẽn.
Tuy nhiên, trước diễn biến rất phức tạp, khó lường của giá vàng thế giới, Ngân hàng Nhà nước cũng khuyến cáo người dân thận trọng khi quyết định mua vàng để tránh thiệt hại không đáng có.
Lãnh đạo Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận cũng khuyến cáo bà con không nên vội vã mua vàng khi giá trong nước cao quá 200.000 đồng mỗi lượng so với thế giới. Ồ ạt mua lúc này càng khiến nguồn cung căng thẳng thêm, mà người dân lại phải mua vàng với giá quá đắt so với giá trị thật./.
Trong những ngày tới, Ngân hàng Nhà nước dự kiến tiếp tục cấp giấy phép nhập khẩu thêm 5 tấn vàng để cung cấp cho thị trường trong nước, đáp ứng nhu cầu của người dân.
Ngày 8/8, trước sự biến động đột ngột của giá vàng, nhiều người dân ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã đổ xô đi mua vàng. Chính vì vậy, một số doanh nghiệp kim hoàn lớn như SJC, DOJI, Sacombank-SBJ… đã xin Ngân hàng Nhà nước cấp hạn ngạch nhập vàng.
Với lý do “khan hàng” mà các nhà kinh doanh vàng lớn đưa ra, giá vàng trong nước ngày 8/8 đã có lúc được đẩy lên 44,6 triệu đồng/lượng, cao chưa từng có trong lịch sử. Sang đến ngày 9/8, do giá vàng thế giới đã xác lập mức cao kỷ lục mới là 1.741 USD/ounce, tăng 30 USD so với trưa hôm qua, nên giá vàng trong nước đến cuối giờ sáng ngày 9/8 cũng đã xác lập mức kỷ lục là 46,12 triệu đồng/lượng.
Theo ghi nhận của phóng viên, lúc 10 giờ tại khu vực Trần Nhân Tông, nơi tập trung nhiều trung tâm giao dịch vàng, nhà đầu tư vẫn xếp hàng dài trước các cửa hàng để chờ đến lượt mua. Các cửa hàng đều báo hết sạch vàng. Toàn bộ con phố Trần Nhân Tông tắc nghẽn.
Tuy nhiên, trước diễn biến rất phức tạp, khó lường của giá vàng thế giới, Ngân hàng Nhà nước cũng khuyến cáo người dân thận trọng khi quyết định mua vàng để tránh thiệt hại không đáng có.
Lãnh đạo Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận cũng khuyến cáo bà con không nên vội vã mua vàng khi giá trong nước cao quá 200.000 đồng mỗi lượng so với thế giới. Ồ ạt mua lúc này càng khiến nguồn cung căng thẳng thêm, mà người dân lại phải mua vàng với giá quá đắt so với giá trị thật./.
Minh Thúy (Vietnam+)