Chưa năm nào ngư dân Bạc Liêu đánh bắt trúng mùa con ruốc như năm nay, nhưng do sản xuất thụ động, mang tính manh mún, nhỏ lẻ, trong khi các điều kiện phụ trợ như sân phơi, lò sấy chưa được đầu tư cần thiết. Do đó, khi gặp mưa "dài dài", ngư dân bị thua lỗ nặng.
Hiện tại, trung bình mỗi ngày ngư dân Bạc Liêu đánh bắt hàng chục tấn ruốc, nếu tiêu thụ hết sẽ mang lại giá trị kinh tế hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên, tiền bán ruốc coi như bị mất nếu gặp mưa sau khi đánh bắt về.
Nguyên do là vì phần lớn sản lượng ruốc tiêu thụ qua đường xuất khẩu ở dạng khô là chính, mà con ruốc rất dễ phơi khô, nếu như gặp thời tiết nắng tốt, chỉ cần khoảng 2-3 giờ là khô. Nhưng ngược lại, nếu gặp phải trời mưa không phơi được, để ruốc cách ngày thì coi như đổ bỏ.
Ngoài lệ thuộc thời tiết, thì việc sơ chế "đặc sản" ruốc khô ở Bạc Liêu còn gặp trở ngại do thiếu sân phơi, nhà kho bảo quản…
Thiếu sân phơi, phần lớn con ruốc được bày phơi trên nền đất, ven đê, đường giao thông… không chỉ mất vệ sinh, chất lượng sản phẩm không cao, chưa nói việc phơi ruốc còn lấn chiếm lộ giới, cản trở lưu thông đi lại, có ngày do sản lượng ruốc quá nhiều nên toàn bộ đường giao thông biến thành sân phơi, gây cản trở và không đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.
Bạc Liêu có đội tàu hơn 100 chiếc chuyên khai thác con ruốc. Với giá ruốc khô khoảng 25.000 đồng/kg, trung bình cho lãi từ 3-5 triệu đồng/tàu. Do đó, nếu như được đầu tư đúng mức, không còn lệ thuộc vào thời tiết bất thường, thì nghề khai thác này không chỉ đảm bảo đời sống ổn định cho nhiều hộ gia đình nghèo mà còn góp phần mang lại nguồn kinh tế không nhỏ cho địa phương./.
Hiện tại, trung bình mỗi ngày ngư dân Bạc Liêu đánh bắt hàng chục tấn ruốc, nếu tiêu thụ hết sẽ mang lại giá trị kinh tế hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên, tiền bán ruốc coi như bị mất nếu gặp mưa sau khi đánh bắt về.
Nguyên do là vì phần lớn sản lượng ruốc tiêu thụ qua đường xuất khẩu ở dạng khô là chính, mà con ruốc rất dễ phơi khô, nếu như gặp thời tiết nắng tốt, chỉ cần khoảng 2-3 giờ là khô. Nhưng ngược lại, nếu gặp phải trời mưa không phơi được, để ruốc cách ngày thì coi như đổ bỏ.
Ngoài lệ thuộc thời tiết, thì việc sơ chế "đặc sản" ruốc khô ở Bạc Liêu còn gặp trở ngại do thiếu sân phơi, nhà kho bảo quản…
Thiếu sân phơi, phần lớn con ruốc được bày phơi trên nền đất, ven đê, đường giao thông… không chỉ mất vệ sinh, chất lượng sản phẩm không cao, chưa nói việc phơi ruốc còn lấn chiếm lộ giới, cản trở lưu thông đi lại, có ngày do sản lượng ruốc quá nhiều nên toàn bộ đường giao thông biến thành sân phơi, gây cản trở và không đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.
Bạc Liêu có đội tàu hơn 100 chiếc chuyên khai thác con ruốc. Với giá ruốc khô khoảng 25.000 đồng/kg, trung bình cho lãi từ 3-5 triệu đồng/tàu. Do đó, nếu như được đầu tư đúng mức, không còn lệ thuộc vào thời tiết bất thường, thì nghề khai thác này không chỉ đảm bảo đời sống ổn định cho nhiều hộ gia đình nghèo mà còn góp phần mang lại nguồn kinh tế không nhỏ cho địa phương./.
Huỳnh Sử (TTXVN/Vietnam+)