Chứng khoán châu Á phần lớn xanh sàn vào lúc mở cửa phiên giao dịch cuối tuần ngày 28/6 sau khi một quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) lên tiếng trấn an các nhà đầu tư rằng Fed sẽ không quá vội chấm dứt chương trình nới lỏng định lượng (QE3) hiện tại.
Mở cửa phiên 28/6, phần lớn các thị trường chủ chốt đều lên điểm, trong đó Nikkei 225 của Nhật Bản vọt mạnh 2,11% nhờ đồng yen tiếp tục yếu đi và các số liệu kinh tế tốt hơn dự liệu.
Hang Seng của Hong Kong và KOSPI của Hàn Quốc cũng tăng lần lượt 0,77% và 0,86%. Chỉ có Shanghai Composite là đang tạm giảm 0,84% do nhà đầu tư vẫn lo ngại về tính thanh khoản của các ngân hàng trong nước.
Đà tăng này được tiếp nối từ màu xanh đêm trước (27/6) trên Phố Wall khi giới đầu tư tại đây phấn khởi đón nhận những bình luận từ một số quan chức của Fed, trong đó có Chủ tịch Fed chi nhánh New York William Dudley, người cho hay sẽ phải mất một thời gian dài nữa mới có thể tăng lãi suất ngắn hạn, và chính sách của Fed phụ thuộc rất nhiều vào" những tiến bộ mà chúng ta đạt được trên con đường thực hiện các mục tiêu đặt ra," trong đó có mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống mức 6,5% và đưa kinh tế Mỹ mạnh trở lại.
Ông Dudley nhấn mạnh, điều này có nghĩa là các chính sách - trong đó có tiến độ của chương trình mua trái phiếu trị giá 85 tỷ USD mỗi tháng của Fed, phụ thuộc vào triển vọng kinh tế nhiều hơn là vào thời gian cụ thể.
Nếu các điều kiện kinh tế và động lực tăng trưởng kinh tế không được như kỳ vọng của Fed thì trong những năm tới thậm chí các chương trình mua tài sản còn được tiếp tục với tốc độ mạnh hơn và thời gian dài hơn.
Hỗ trợ thị trường cổ phiếu châu Á còn là những số liệu kinh tế khởi sắc từ Nhật Bản, theo đó theo các số liệu chính thức, sản lượng công nghiệp của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đã tăng mạnh 2% trong tháng Năm so với tháng Tư, tốt hơn nhiều so với dự kiến chỉ là 0,2% trước đó.
Đêm trước (27/6) tại Mỹ, Phố Wall tiếp tục có phiên tăng điểm thứ hai liên tiếp nhờ những số liệu kinh tế tích cực (lượng người thất nghiệp giảm và doanh số bán nhà tăng) cùng phát biểu mang tính trấn an các nhà đầu tư của một số quan chức Fed.
Đóng cửa phiên này, cả ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đều tăng điểm, trong đó Dow Jones Industrial Average tăng 114,35 điểm (0,77%) lên 15.024,49 điểm - tái chinh phục và vượt mốc 15.000 điểm lần đầu tiên kể từ ngày 19/6 vừa qua; S&P 500 tăng 9,94 điểm (0,62%) lên 1.613,20 điểm và Nasdaq ghi thêm 25,64 điểm (0,76%) lên 3.401,86 điểm.
Tương tự, chứng khoán châu Âu cùng ngày 27/6 cũng có phiên tăng điểm thứ ba liên tiếp, trong đó FTSE 100 của Anh tăng 1,26% lên 6.234,4 điểm; DAX 30 của Đức tiến 0,63% lên 7.990,75 điểm và CAC 40 của Pháp vọt 0,97% lên 3.762,19 điểm./.
Mở cửa phiên 28/6, phần lớn các thị trường chủ chốt đều lên điểm, trong đó Nikkei 225 của Nhật Bản vọt mạnh 2,11% nhờ đồng yen tiếp tục yếu đi và các số liệu kinh tế tốt hơn dự liệu.
Hang Seng của Hong Kong và KOSPI của Hàn Quốc cũng tăng lần lượt 0,77% và 0,86%. Chỉ có Shanghai Composite là đang tạm giảm 0,84% do nhà đầu tư vẫn lo ngại về tính thanh khoản của các ngân hàng trong nước.
Đà tăng này được tiếp nối từ màu xanh đêm trước (27/6) trên Phố Wall khi giới đầu tư tại đây phấn khởi đón nhận những bình luận từ một số quan chức của Fed, trong đó có Chủ tịch Fed chi nhánh New York William Dudley, người cho hay sẽ phải mất một thời gian dài nữa mới có thể tăng lãi suất ngắn hạn, và chính sách của Fed phụ thuộc rất nhiều vào" những tiến bộ mà chúng ta đạt được trên con đường thực hiện các mục tiêu đặt ra," trong đó có mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống mức 6,5% và đưa kinh tế Mỹ mạnh trở lại.
Ông Dudley nhấn mạnh, điều này có nghĩa là các chính sách - trong đó có tiến độ của chương trình mua trái phiếu trị giá 85 tỷ USD mỗi tháng của Fed, phụ thuộc vào triển vọng kinh tế nhiều hơn là vào thời gian cụ thể.
Nếu các điều kiện kinh tế và động lực tăng trưởng kinh tế không được như kỳ vọng của Fed thì trong những năm tới thậm chí các chương trình mua tài sản còn được tiếp tục với tốc độ mạnh hơn và thời gian dài hơn.
Hỗ trợ thị trường cổ phiếu châu Á còn là những số liệu kinh tế khởi sắc từ Nhật Bản, theo đó theo các số liệu chính thức, sản lượng công nghiệp của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đã tăng mạnh 2% trong tháng Năm so với tháng Tư, tốt hơn nhiều so với dự kiến chỉ là 0,2% trước đó.
Đêm trước (27/6) tại Mỹ, Phố Wall tiếp tục có phiên tăng điểm thứ hai liên tiếp nhờ những số liệu kinh tế tích cực (lượng người thất nghiệp giảm và doanh số bán nhà tăng) cùng phát biểu mang tính trấn an các nhà đầu tư của một số quan chức Fed.
Đóng cửa phiên này, cả ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đều tăng điểm, trong đó Dow Jones Industrial Average tăng 114,35 điểm (0,77%) lên 15.024,49 điểm - tái chinh phục và vượt mốc 15.000 điểm lần đầu tiên kể từ ngày 19/6 vừa qua; S&P 500 tăng 9,94 điểm (0,62%) lên 1.613,20 điểm và Nasdaq ghi thêm 25,64 điểm (0,76%) lên 3.401,86 điểm.
Tương tự, chứng khoán châu Âu cùng ngày 27/6 cũng có phiên tăng điểm thứ ba liên tiếp, trong đó FTSE 100 của Anh tăng 1,26% lên 6.234,4 điểm; DAX 30 của Đức tiến 0,63% lên 7.990,75 điểm và CAC 40 của Pháp vọt 0,97% lên 3.762,19 điểm./.
Thùy Chi (TTXVN)