Ngày 28/10, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XII làm việc ở tổ, góp ý kiến về các dự thảo văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng.
Trong cuộc trao đổi với phóng viên Vietnam+, giáo sư, tiến sĩ khoa học Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khẳng định, cần cụ thể hóa hơn về chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong dự thảo văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng.
Một trong ba giải pháp đột phá của kinh tế xã hội cùng với việc thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cấp cơ sở hạ tầng thì việc đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có nguồn nhân lực chất lượng cao là quan trọng.
Theo giáo sư Đào Trọng Thi, Nhà nước nên đầu tư mạnh cho phát triển khoa học cơ bản và hiện tại nên đi theo con đường tiếp thu, chuyển giao; phấn đấu đào tạo được một đội ngũ làm khoa học cơ bản đạt trình độ và tầm cỡ châu lục, quốc tế.
"Đào tạo một nhà khoa học giỏi, chuyên sâu về khoa học cơ bản không chỉ trong giai đoạn 5-10 năm có thể làm được. Phải đào tạo từ những sinh viên xuất sắc, hướng dẫn họ học lên cao học, làm nghiên cứu sinh, rồi khi thành tiến sĩ thì lại phải tiếp tục đào tạo sau tiến sĩ nữa, phải mất hàng chục năm. Cũng không thể giao đề tài cho nhà khoa học nghiên cứu rồi bắt buộc năm sau phải có hiệu quả ngay. Nếu làm như vậy thì ta chỉ có những sản phẩm mỳ ăn liền thôi, không thể có những sản phẩm chất lượng cao được," giáo sư Đào Trọng Thi nhấn mạnh.
- Trong dự thảo văn kiện có nói rõ đổi mới toàn diện nền giáo dục quốc dân được coi là một trong số những khâu đột phá. Xin giáo sư cho biết ý kiến về vấn đề này?
Giáo sư Đào Trọng Thi: Về vấn đề coi phát triển giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu thì trong dư luận xã hội và trong quá trình thực hiện cũng còn có những ý kiến băn khoăn rằng trên thực tế thì hai lĩnh vực này đã thực sự là quốc sách hàng đầu hay chưa.
Bởi lẽ rằng tuy xác định coi phát triển giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu nhưng sự chuyển biến của nó thì còn rất chậm chạp, chưa rõ ràng.
Về mục tiêu thì ta đã có chương trình quốc gia về giáo dục đào tạo rồi. Về hành lang pháp lý thì cũng đã có những chính sách, giải pháp cụ thể rồi. Ta cũng bắt đầu quan tâm hơn đến việc là phải đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đạt trình độ tầm cỡ khu vực, quốc tế phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Sự kiện giáo sư Ngô Bảo Châu vừa được trao Huy chương Fields, theo tôi, là một nguồn động viên, khích lệ rất lớn, để nhân dân ta, đặc biệt là thế hệ trẻ, những người làm khoa học trẻ tin tưởng hơn, có niềm tin hơn trong hoạt động nghiên cứu khoa học.
Giành 20% ngân sách cho giáo dục là một tỷ lệ đáng kể. Đảng, Nhà nước cũng đã cố gắng rồi, thể hiện sự quan tâm cao rồi. Muốn hơn nữa thì cũng không được, vì muốn hơn thì lại phải rút ngân sách giành cho quốc phòng, ngân sách dùng cho phát triển kinh tế... điều này là không thể. Vấn đề là việc sử dụng sao cho có hiệu quả thôi, không thể đầu tư một cách dàn trải được.
- Việc trọng dụng nhân tài trong thời gian qua vẫn còn một số bất cập, giáo sư nghĩ sao?
Giáo sư Đào Trọng Thi: Về chủ trương và quan điểm thì từ trước đến nay ta vẫn nói là phải trọng dụng nhân tài, nhưng cơ chế cụ thể, chính sách cụ thể, quy trình cụ thể, phương thức quản lý cụ thể thì theo tôi vẫn chưa đổi mới được là bao nhiêu.
Chúng ta quản lý cán bộ hiện giờ đôi chỗ, đôi nơi vẫn còn có những điều phải bàn. Với cơ chế như hiện nay, với chế độ chính sách của chúng ta như hiện nay, với quy trình tuyển chọn nhân sự, đánh giá nhân sự, việc sử dụng cán bộ như hiện nay thì trên khía cạnh trọng dụng nhân tài chưa hiệu quả.
Nếu thực sự trọng dụng nhân tài thì phải có những cơ chế, chính sách đào tạo và sử dụng đặc thù hơn. Quản lý họ thì cũng phải quản lý theo một kiểu khác. Tôi nói ví dụ như trường hợp giáo sư Ngô Bảo Châu, nếu cứ mang những quy định về quản lý cán bộ thông thường thì khó thu hút.
Đấy là trường hợp rất đặc biệt, cũng may là vì nó quá đặc biệt, nước ta cũng chỉ có một trường hợp như giáo sư Châu thôi thì ta còn có thể áp dụng những quy định riêng lẻ, chế độ riêng cho giáo sư. Thủ tướng Chính phủ cũng vừa cho phép mua căn hộ chung cư cao cấp làm nhà công vụ, tạo môi trường và điều kiện làm việc thuận lợi cho giáo sư Ngô Bảo Châu đó thôi.
Nhưng tôi đang nói đến khía cạnh hiểu nhân tài theo cái nghĩa rộng hơn kia, những người có năng lực nổi trội hơn so với những người khác, khi đó ta phải cần có một chính sách riêng.
- Muốn có trò giỏi thì trước tiên phải có thầy giỏi, thưa giáo sư?
Giáo sư Đào Trọng Thi: Tôi vừa nói phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao thì trong đó đã bao hàm là phải có thầy giỏi rồi. Thực tế là ở các khóa đào tạo từ bậc cao đẳng đại học trở lên, những người giỏi, xuất sắc nhất được giữ lại trường, làm nguồn để tiếp tục đào tạo cao thêm lên để làm thầy. Trước tiên là chúng ta phải đào tạo ra những sinh viên giỏi đã và sau đó là phải có những chế độ chính sách để thu hút, lưu giữ được họ.
- Hiện tại muốn thu hút họ ở lại thì phải có những cơ chế đặc thù. Nhưng ta vẫn phải thực hiện việc này theo mặt bằng chung, theo luật định, vậy phải chăng ta nên có một hành lang riêng để có được đội ngũ thầy giỏi, đảm bảo yêu cầu đề ra?
Giáo sư Đào Trọng Thi: Bắt buộc phải có, tôi nghĩ nhiều trường đại học hiện giờ đã và đang thực sự quan tâm đến việc này. Vừa rồi, sau đợt giám sát của Quốc hội đã nhấn mạnh nhiều đến yêu cầu về năng lực, trình độ của đội ngũ giảng viên. Nếu anh không có đủ giảng viên, đáp ứng được tỷ lệ và yêu cầu phải có bao nhiêu giáo sư, phó giáo sư thì anh không được mở ngành học, đào tạo ngành học đó.
Anh muốn mở một ngành đào tạo thì anh bắt buộc phải có đội ngũ cán bộ có trình độ tương ứng. Thứ nữa, ngoài việc phải đáp ứng đủ cơ sở vật chất, trường lớp thì phải thực hiện cho được việc một giảng viên chỉ được phụ trách tối đa là bao nhiêu sinh viên thôi. Nếu ta khống chế chặt chẽ thì chất lượng đào tạo sẽ đảm bảo hơn.
- Việc trải thảm đỏ thu hút nhân tài ở một số địa phương thời gian qua cũng chưa được thực hiện hiệu quả, giáo sư có ý kiến thế nào?
Giáo sư Đào Trọng Thi: Có nhiều tỉnh, thành phố đã ban hành chính sách cụ thể về việc trải thảm đỏ thu hút nhân tài, nhưng theo tôi nó còn chung chung. Vấn đề đặt ra là một khi đã thu hút nhân tài thì nhân tài đấy có thực sự cần cho sự phát triển của địa phương hay tỉnh đó không?
Tôi lấy ví dụ rất cụ thể thôi, địa phương đang cần y tá thì hãy thu hút y tá. Nếu thu hút bác sĩ về mà chỉ làm việc của y tá thôi thì chưa chắc đã là tốt. Nếu là bác sĩ được đào tạo bài bản mà chỉ có đi làm việc của một y tá thì người ta sẽ không yên tâm.
Thứ nữa là trong công tác quản lý và sử dụng và tuyển dụng cán bộ đôi khi người ta chưa đặt lợi ích của tập thể, của cơ quan, đơn vị lên trên mà họ còn gắn vào đó nhiều lợi ích khác, đấy là tôi chưa nói đến vấn đề tiêu cực trong đó.
Tuyển chọn người tài, theo tôi, người đi tuyển dụng phải ngồi nói chuyện, phỏng vấn trực tiếp và nếu đáp ứng được yêu cầu thì có toàn quyền quyết định. Cái quan trọng là đặt niềm tin vào họ.
Xin cảm ơn giáo sư./.
Trong cuộc trao đổi với phóng viên Vietnam+, giáo sư, tiến sĩ khoa học Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khẳng định, cần cụ thể hóa hơn về chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong dự thảo văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng.
Một trong ba giải pháp đột phá của kinh tế xã hội cùng với việc thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cấp cơ sở hạ tầng thì việc đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có nguồn nhân lực chất lượng cao là quan trọng.
Theo giáo sư Đào Trọng Thi, Nhà nước nên đầu tư mạnh cho phát triển khoa học cơ bản và hiện tại nên đi theo con đường tiếp thu, chuyển giao; phấn đấu đào tạo được một đội ngũ làm khoa học cơ bản đạt trình độ và tầm cỡ châu lục, quốc tế.
"Đào tạo một nhà khoa học giỏi, chuyên sâu về khoa học cơ bản không chỉ trong giai đoạn 5-10 năm có thể làm được. Phải đào tạo từ những sinh viên xuất sắc, hướng dẫn họ học lên cao học, làm nghiên cứu sinh, rồi khi thành tiến sĩ thì lại phải tiếp tục đào tạo sau tiến sĩ nữa, phải mất hàng chục năm. Cũng không thể giao đề tài cho nhà khoa học nghiên cứu rồi bắt buộc năm sau phải có hiệu quả ngay. Nếu làm như vậy thì ta chỉ có những sản phẩm mỳ ăn liền thôi, không thể có những sản phẩm chất lượng cao được," giáo sư Đào Trọng Thi nhấn mạnh.
- Trong dự thảo văn kiện có nói rõ đổi mới toàn diện nền giáo dục quốc dân được coi là một trong số những khâu đột phá. Xin giáo sư cho biết ý kiến về vấn đề này?
Giáo sư Đào Trọng Thi: Về vấn đề coi phát triển giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu thì trong dư luận xã hội và trong quá trình thực hiện cũng còn có những ý kiến băn khoăn rằng trên thực tế thì hai lĩnh vực này đã thực sự là quốc sách hàng đầu hay chưa.
Bởi lẽ rằng tuy xác định coi phát triển giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu nhưng sự chuyển biến của nó thì còn rất chậm chạp, chưa rõ ràng.
Về mục tiêu thì ta đã có chương trình quốc gia về giáo dục đào tạo rồi. Về hành lang pháp lý thì cũng đã có những chính sách, giải pháp cụ thể rồi. Ta cũng bắt đầu quan tâm hơn đến việc là phải đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đạt trình độ tầm cỡ khu vực, quốc tế phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Sự kiện giáo sư Ngô Bảo Châu vừa được trao Huy chương Fields, theo tôi, là một nguồn động viên, khích lệ rất lớn, để nhân dân ta, đặc biệt là thế hệ trẻ, những người làm khoa học trẻ tin tưởng hơn, có niềm tin hơn trong hoạt động nghiên cứu khoa học.
Giành 20% ngân sách cho giáo dục là một tỷ lệ đáng kể. Đảng, Nhà nước cũng đã cố gắng rồi, thể hiện sự quan tâm cao rồi. Muốn hơn nữa thì cũng không được, vì muốn hơn thì lại phải rút ngân sách giành cho quốc phòng, ngân sách dùng cho phát triển kinh tế... điều này là không thể. Vấn đề là việc sử dụng sao cho có hiệu quả thôi, không thể đầu tư một cách dàn trải được.
- Việc trọng dụng nhân tài trong thời gian qua vẫn còn một số bất cập, giáo sư nghĩ sao?
Giáo sư Đào Trọng Thi: Về chủ trương và quan điểm thì từ trước đến nay ta vẫn nói là phải trọng dụng nhân tài, nhưng cơ chế cụ thể, chính sách cụ thể, quy trình cụ thể, phương thức quản lý cụ thể thì theo tôi vẫn chưa đổi mới được là bao nhiêu.
Chúng ta quản lý cán bộ hiện giờ đôi chỗ, đôi nơi vẫn còn có những điều phải bàn. Với cơ chế như hiện nay, với chế độ chính sách của chúng ta như hiện nay, với quy trình tuyển chọn nhân sự, đánh giá nhân sự, việc sử dụng cán bộ như hiện nay thì trên khía cạnh trọng dụng nhân tài chưa hiệu quả.
Nếu thực sự trọng dụng nhân tài thì phải có những cơ chế, chính sách đào tạo và sử dụng đặc thù hơn. Quản lý họ thì cũng phải quản lý theo một kiểu khác. Tôi nói ví dụ như trường hợp giáo sư Ngô Bảo Châu, nếu cứ mang những quy định về quản lý cán bộ thông thường thì khó thu hút.
Đấy là trường hợp rất đặc biệt, cũng may là vì nó quá đặc biệt, nước ta cũng chỉ có một trường hợp như giáo sư Châu thôi thì ta còn có thể áp dụng những quy định riêng lẻ, chế độ riêng cho giáo sư. Thủ tướng Chính phủ cũng vừa cho phép mua căn hộ chung cư cao cấp làm nhà công vụ, tạo môi trường và điều kiện làm việc thuận lợi cho giáo sư Ngô Bảo Châu đó thôi.
Nhưng tôi đang nói đến khía cạnh hiểu nhân tài theo cái nghĩa rộng hơn kia, những người có năng lực nổi trội hơn so với những người khác, khi đó ta phải cần có một chính sách riêng.
- Muốn có trò giỏi thì trước tiên phải có thầy giỏi, thưa giáo sư?
Giáo sư Đào Trọng Thi: Tôi vừa nói phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao thì trong đó đã bao hàm là phải có thầy giỏi rồi. Thực tế là ở các khóa đào tạo từ bậc cao đẳng đại học trở lên, những người giỏi, xuất sắc nhất được giữ lại trường, làm nguồn để tiếp tục đào tạo cao thêm lên để làm thầy. Trước tiên là chúng ta phải đào tạo ra những sinh viên giỏi đã và sau đó là phải có những chế độ chính sách để thu hút, lưu giữ được họ.
- Hiện tại muốn thu hút họ ở lại thì phải có những cơ chế đặc thù. Nhưng ta vẫn phải thực hiện việc này theo mặt bằng chung, theo luật định, vậy phải chăng ta nên có một hành lang riêng để có được đội ngũ thầy giỏi, đảm bảo yêu cầu đề ra?
Giáo sư Đào Trọng Thi: Bắt buộc phải có, tôi nghĩ nhiều trường đại học hiện giờ đã và đang thực sự quan tâm đến việc này. Vừa rồi, sau đợt giám sát của Quốc hội đã nhấn mạnh nhiều đến yêu cầu về năng lực, trình độ của đội ngũ giảng viên. Nếu anh không có đủ giảng viên, đáp ứng được tỷ lệ và yêu cầu phải có bao nhiêu giáo sư, phó giáo sư thì anh không được mở ngành học, đào tạo ngành học đó.
Anh muốn mở một ngành đào tạo thì anh bắt buộc phải có đội ngũ cán bộ có trình độ tương ứng. Thứ nữa, ngoài việc phải đáp ứng đủ cơ sở vật chất, trường lớp thì phải thực hiện cho được việc một giảng viên chỉ được phụ trách tối đa là bao nhiêu sinh viên thôi. Nếu ta khống chế chặt chẽ thì chất lượng đào tạo sẽ đảm bảo hơn.
- Việc trải thảm đỏ thu hút nhân tài ở một số địa phương thời gian qua cũng chưa được thực hiện hiệu quả, giáo sư có ý kiến thế nào?
Giáo sư Đào Trọng Thi: Có nhiều tỉnh, thành phố đã ban hành chính sách cụ thể về việc trải thảm đỏ thu hút nhân tài, nhưng theo tôi nó còn chung chung. Vấn đề đặt ra là một khi đã thu hút nhân tài thì nhân tài đấy có thực sự cần cho sự phát triển của địa phương hay tỉnh đó không?
Tôi lấy ví dụ rất cụ thể thôi, địa phương đang cần y tá thì hãy thu hút y tá. Nếu thu hút bác sĩ về mà chỉ làm việc của y tá thôi thì chưa chắc đã là tốt. Nếu là bác sĩ được đào tạo bài bản mà chỉ có đi làm việc của một y tá thì người ta sẽ không yên tâm.
Thứ nữa là trong công tác quản lý và sử dụng và tuyển dụng cán bộ đôi khi người ta chưa đặt lợi ích của tập thể, của cơ quan, đơn vị lên trên mà họ còn gắn vào đó nhiều lợi ích khác, đấy là tôi chưa nói đến vấn đề tiêu cực trong đó.
Tuyển chọn người tài, theo tôi, người đi tuyển dụng phải ngồi nói chuyện, phỏng vấn trực tiếp và nếu đáp ứng được yêu cầu thì có toàn quyền quyết định. Cái quan trọng là đặt niềm tin vào họ.
Xin cảm ơn giáo sư./.
Vũ Anh Minh (Vietnam+)