Ngày 2/8, ngày thứ tư trong phiên tòa xét xử giai đoạn 2 vụ án tại PMU 18, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội và luật sư tiếp tục tranh tụng về sai phạm của các bị cáo trong quá trình thực hiện dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 18.
Các luật sư đã đưa ra ý kiến phản biện tranh luận khá gay gắt, đề nghị Viện Kiểm sát đưa ra các chứng cứ, cơ sở để buộc tội các bị cáo.
Về phía mình, đại diện Viện Kiểm sát bảo lưu quan điểm truy tố cả 5 bị cáo, trong đó, bị cáo Bùi Tiến Dũng vẫn bị Viện Kiểm sát cáo buộc tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng,” do đã cho mượn và sử dụng trái mục đích chín ôtô, gây thiệt hại cho Nhà nước gần 2,7 tỷ đồng.
Bốn bị cáo cấp dưới của Bùi Tiến Dũng bị buộc tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” do đã yêu cầu Ban điều hành các gói thầu ký hợp đồng thuê nhà, thuê trụ sở, thuê ôtô, lập bảng chấm công để thu lợi bất chính.
Cụ thể, Vũ Mạnh Tiên thu lợi gần 300 triệu đồng, Lê Thị Thanh Hòa (cùng chồng là Phạm Tiến Dũng - đã bị chết trong trại giam) thu lợi 516 triệu đồng, Nguyễn Thanh Sơn thu lợi 225 triệu đồng và Bùi Thu Hạnh thu lợi 53,2 triệu đồng từ việc làm các hóa đơn, chứng từ khống trong việc cho thuê nhà ở cho tư vấn giám sát, thuê chỗ để xe.
Tại phiên tòa, các luật sư đều thống nhất quan điểm cho rằng tài sản thiệt hại không phải là tài sản của Nhà nước mà là tài sản của nhà thầu. Việc thuê nhà được quy định rõ trong hợp đồng với nhà thầu, đây là điều kiện bắt buộc trong hợp đồng. Hơn nữa, trong vụ án này, bên bị hại cũng không được làm rõ, không có đơn vị nào đứng ra nhận thiệt hại.
Mặt khác, hợp đồng thuê nhà ở cho tư vấn giám sát là vấn đề dân sự, thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Dân sự, không thể bị hình sự hóa. Về việc cho thuê nhà khống, các bị cáo cũng khẳng định hợp đồng cho thuê nhà là do người nhà đứng ra ký, các bị cáo không liên quan.
Bào chữa cho bị cáo Bùi Tiến Dũng, Luật sư Ngô Ngọc Thủy yêu cầu đánh giá mức độ sai phạm của bị cáo Dũng khi cho các cơ quan công an mượn xe. Hiện chưa có ai kêu phải bồi thường, chưa thấy sự thiệt hại ở cơ quan nào cụ thể. Các đại diện mượn xe cũng cho biết nhờ có xe mượn được của PMU 18 mà công việc thuận lợi hơn. Hơn nữa, trong quá trình điều tra đã làm rõ, lúc mượn xe không hề có hành vi hối lộ, đút lót hay “đi đêm” gì, mà thực tế các cơ quan đều có văn bản yêu cầu xin mượn xe.
Đối đáp lại lập luận bào chữa của các luật sư, đại diện Viện Kiểm sát tiếp tục khẳng định bị cáo Bùi Tiến Dũng cho mượn sáu xe, sử dụng sai ba chiếc. Chín xe ôtô đều mua từ tiền dự án để phục vụ cho dự án.
Các bị cáo còn lại dù không trực tiếp thực hiện hợp đồng nhưng đã đã dựa vào vị trí của mình để ép buộc đối tác thuê nhà của người thân, trục lợi tài sản của Nhà nước.
Viện Kiểm sát cho rằng vốn ODA là nguồn ngân sách quan trọng của Nhà nước, phải được quản lý theo pháp luật. Theo vị công tố viên: “Nếu tài sản này của Nhà nước, của dân thì cần phải bảo vệ, cần phải thu hồi và trả lại Nhà nước. Chúng ta vay từ ODA thì phải trả.”
Kết thúc phần tranh tụng, nói lời nói cuối cùng trước tòa, bị cáo Bùi Tiến Dũng cho rằng Viện Kiểm sát không xem xét tới các căn cứ, các chứng cứ có lợi cho bị cáo, không cho bị cáo cơ hội thanh minh hành vi của mình trước tòa.
Hai bị cáo Lê Thị Thanh Hòa và Nguyễn Thanh Sơn cũng chung quan điểm, không thừa nhận cáo buộc của Viện Kiểm sát.
Riêng Vũ Mạnh Tiên và Bùi Thu Hạnh thừa nhận hành vi của mình là sai và xin tòa giảm nhẹ án phạt.
Chiều mai 3/8, tòa sẽ tuyên án./.
Các luật sư đã đưa ra ý kiến phản biện tranh luận khá gay gắt, đề nghị Viện Kiểm sát đưa ra các chứng cứ, cơ sở để buộc tội các bị cáo.
Về phía mình, đại diện Viện Kiểm sát bảo lưu quan điểm truy tố cả 5 bị cáo, trong đó, bị cáo Bùi Tiến Dũng vẫn bị Viện Kiểm sát cáo buộc tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng,” do đã cho mượn và sử dụng trái mục đích chín ôtô, gây thiệt hại cho Nhà nước gần 2,7 tỷ đồng.
Bốn bị cáo cấp dưới của Bùi Tiến Dũng bị buộc tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” do đã yêu cầu Ban điều hành các gói thầu ký hợp đồng thuê nhà, thuê trụ sở, thuê ôtô, lập bảng chấm công để thu lợi bất chính.
Cụ thể, Vũ Mạnh Tiên thu lợi gần 300 triệu đồng, Lê Thị Thanh Hòa (cùng chồng là Phạm Tiến Dũng - đã bị chết trong trại giam) thu lợi 516 triệu đồng, Nguyễn Thanh Sơn thu lợi 225 triệu đồng và Bùi Thu Hạnh thu lợi 53,2 triệu đồng từ việc làm các hóa đơn, chứng từ khống trong việc cho thuê nhà ở cho tư vấn giám sát, thuê chỗ để xe.
Tại phiên tòa, các luật sư đều thống nhất quan điểm cho rằng tài sản thiệt hại không phải là tài sản của Nhà nước mà là tài sản của nhà thầu. Việc thuê nhà được quy định rõ trong hợp đồng với nhà thầu, đây là điều kiện bắt buộc trong hợp đồng. Hơn nữa, trong vụ án này, bên bị hại cũng không được làm rõ, không có đơn vị nào đứng ra nhận thiệt hại.
Mặt khác, hợp đồng thuê nhà ở cho tư vấn giám sát là vấn đề dân sự, thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Dân sự, không thể bị hình sự hóa. Về việc cho thuê nhà khống, các bị cáo cũng khẳng định hợp đồng cho thuê nhà là do người nhà đứng ra ký, các bị cáo không liên quan.
Bào chữa cho bị cáo Bùi Tiến Dũng, Luật sư Ngô Ngọc Thủy yêu cầu đánh giá mức độ sai phạm của bị cáo Dũng khi cho các cơ quan công an mượn xe. Hiện chưa có ai kêu phải bồi thường, chưa thấy sự thiệt hại ở cơ quan nào cụ thể. Các đại diện mượn xe cũng cho biết nhờ có xe mượn được của PMU 18 mà công việc thuận lợi hơn. Hơn nữa, trong quá trình điều tra đã làm rõ, lúc mượn xe không hề có hành vi hối lộ, đút lót hay “đi đêm” gì, mà thực tế các cơ quan đều có văn bản yêu cầu xin mượn xe.
Đối đáp lại lập luận bào chữa của các luật sư, đại diện Viện Kiểm sát tiếp tục khẳng định bị cáo Bùi Tiến Dũng cho mượn sáu xe, sử dụng sai ba chiếc. Chín xe ôtô đều mua từ tiền dự án để phục vụ cho dự án.
Các bị cáo còn lại dù không trực tiếp thực hiện hợp đồng nhưng đã đã dựa vào vị trí của mình để ép buộc đối tác thuê nhà của người thân, trục lợi tài sản của Nhà nước.
Viện Kiểm sát cho rằng vốn ODA là nguồn ngân sách quan trọng của Nhà nước, phải được quản lý theo pháp luật. Theo vị công tố viên: “Nếu tài sản này của Nhà nước, của dân thì cần phải bảo vệ, cần phải thu hồi và trả lại Nhà nước. Chúng ta vay từ ODA thì phải trả.”
Kết thúc phần tranh tụng, nói lời nói cuối cùng trước tòa, bị cáo Bùi Tiến Dũng cho rằng Viện Kiểm sát không xem xét tới các căn cứ, các chứng cứ có lợi cho bị cáo, không cho bị cáo cơ hội thanh minh hành vi của mình trước tòa.
Hai bị cáo Lê Thị Thanh Hòa và Nguyễn Thanh Sơn cũng chung quan điểm, không thừa nhận cáo buộc của Viện Kiểm sát.
Riêng Vũ Mạnh Tiên và Bùi Thu Hạnh thừa nhận hành vi của mình là sai và xin tòa giảm nhẹ án phạt.
Chiều mai 3/8, tòa sẽ tuyên án./.
Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)