Trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học Nhật Bản đã tiến hành cải tạo tuyến nước bọt của muỗi Anophele bằng cách sử dụng công nghệ trình tự gen, sau đó tích trữ vắcxin vào trong nước bọt của chúng, cuối cùng cho chúng “đốt” chuột bạch.
Kết quả hóa nghiệm cho thấy, sau khi bị muỗi đốt, số lượng kháng thể sốt rét của chuột bạch gia tăng. Điều này có nghĩa là việc tiêm vắcxin đã thu được thành công. Muỗi đã trở thành chủ thể truyền vắcxin.
Giáo sư Shigeto Yoshida thuộc Đại học y khoa tự trị của Nhật Bản, phụ trách nhóm nghiên cứu cho biết biện pháp này không gây đau chút nào và rất kinh tế.
Tuy nhiên, giáo sư Shigeto Yoshida cũng thừa nhận, việc mở rộng “tiêm vắcxin bằng muỗi” vẫn gặp rất nhiều vấn đề khó khăn như khống chế liều lượng, vấn đề an toàn y học và mức độ tiếp nhận của công chúng./.
Kết quả hóa nghiệm cho thấy, sau khi bị muỗi đốt, số lượng kháng thể sốt rét của chuột bạch gia tăng. Điều này có nghĩa là việc tiêm vắcxin đã thu được thành công. Muỗi đã trở thành chủ thể truyền vắcxin.
Giáo sư Shigeto Yoshida thuộc Đại học y khoa tự trị của Nhật Bản, phụ trách nhóm nghiên cứu cho biết biện pháp này không gây đau chút nào và rất kinh tế.
Tuy nhiên, giáo sư Shigeto Yoshida cũng thừa nhận, việc mở rộng “tiêm vắcxin bằng muỗi” vẫn gặp rất nhiều vấn đề khó khăn như khống chế liều lượng, vấn đề an toàn y học và mức độ tiếp nhận của công chúng./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)