Sân khấu kịch Việt Nam đang “khủng hoảng”, “buồn vì nhà hát không sáng đèn”, nhiều tỷ đồng được bỏ ra nhưng thực sự chưa có được kịch bản, vở diễn nghệ thuật chất lượng cao, để lại ấn tượng sâu đậm cho những người làm nghề và khán giả.
Đó là nhận định của nhiều nghệ sỹ tên tuổi trong làng kịch Việt Nam khi nói về sân khấu kịch những năm gần đây.
Câu hỏi đặt ra là phải làm gì để đưa sân khấu kịch hiện đại ra khỏi khủng hoảng, tự tin hội nhập, giao lưu với sân khấu kịch thế giới?
Về vấn đề này, Phó Giáo sư, Tiến sỹ nghệ thuật học Nguyễn Thị Minh Thái khẳng định quan điểm, muốn hội nhập, giao lưu với sân khấu thế giới,Việt Nam phải nói bằng ngôn ngữ hiện đại ngang hàng với quốc tế.
Có nghĩa là người Việt Nam phải dựng, phải diễn và thưởng thức những vở kịch kinh điển thế giới bằng cách của người Việt Nam . Cách của người Việt Nam chính là kế thừa, khai thác tinh hoa của sân khấu truyền thống có bề bày lịch sử lâu đời.
Đạo diễn, Nghệ sỹ Nhân dân Lê Hùng, đồng Giám đốc của Nhà hát Kịch Việt Nam và Nhà hát Tuổi trẻ đã sớm nhận ra “con đường sáng” và ông đã bắt tay thực hiện ý tưởng dựng các vở kịch kinh điển thế giới tại Việt Nam.
Sau thành công của các vở kinh điển thế giới như “Othenlo”, “Macbeth”, “Nhà búp bê”, “Ngôi nhà quỷ ám”, “Lôi vũ”…trên sân khấu của Nhà hát Tuổi trẻ, Nghệ sỹ Nhân dân Lê Hùng tiếp tục một tay dàn dựng 2 vở kinh điển “Con vịt trời” và “Brand” của nhà viết kịch nổi tiếng thế giới Henrik Ibsen, bản dịch tiếng Việt của cố nhà văn Đoàn Phú Tứ. Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam, có một người đồng đạo diễn cho 2 vở kịch kinh điển thế giới.
Nghệ sỹ Nhân dân, đạo diễn Lê Hùng khẳng định rằng, hai vở diễn đều thuộc loại khó dàn dựng và ông đã ấp ủ ý định dựng 2 vở này từ rất lâu. Tuy một tay dựng 2 vở cho 2 nhà hát nhưng Nghệ sỹ Nhân dân Lê Hùng sẽ có màu sắc riêng để bộc lộ hết cái hay, cái đẹp của tác phẩm.
Hai họa sỹ gạo cội của làng mỹ thuật sân khấu là Nghệ sỹ Nhân dân Phùng Huy Bính và Nghệ sỹ Nhân dân Đỗ Doãn Châu cùng tham gia thiết kế sân khấu cho 2 vở kịch với những sáng tạo độc đáo, ý tưởng xuất phát từ tinh hoa của sân khấu truyền thống dân tộc.
Vở “Con vịt trời” chỉ có 2 cảnh, họa sỹ, Nghệ sỹ Nhân dân Phùng Huy Bính đã thiết kế sân khấu nằm gọn trong tập kịch bản của Ibsen chỉ với hai màu chủ đạo là đen và trắng, kể cả trang phục của các diễn viên.
Sân khấu mở, không cứng nhắc, vị trí các vật dụng có thể thay đổi theo ý đồ của đạo diễn hoặc diễn xuất của diễn viên…
Vở kịch “Brand” đánh dấu bước thành công rực rỡ trong sự nghiệp của Ibsen. Hoạ sỹ, Nghệ sỹ Nhân dân Đỗ Doãn Châu là người thực hiện thiết kế mỹ thuật sân khấu cho vở “Brand” đã đánh giá rằng, đây là vở kịch rất hay nhưng cũng khó thiết kế mỹ thuật hơn nhiều so với các vở kịch khác của Ibsen.
Vở kịch có tính triết học sâu sắc do đó không thể thiết kế mỹ thuật như những vở diễn thông thường. Nhân vật Brand có khát vọng rất lớn lao, nên hoạ sỹ Doãn Châu nhấn mạnh, phải xuất phát từ tính ước lệ, tượng trưng cao của sân khấu truyền thống mới có thiết kế được mỹ thuật cho vở diễn này.
Toàn bộ trang trí mỹ thuật cho sân khấu của “Brand” chỉ là một con dốc ngắn và khung trời nhỏ hẹp di động và thay đổi màu sắc phù hợp với diễn biến tâm trạng nhân vật. Không giống với vở “Con vịt trời”, phục trang của “Brand” được thể hiện hoàn toàn từ chất liệu bao tải, vải gai, dây thô… nhằm tạo bức tranh thô mộc, làm nổi rõ khát vọng của nhân vật chính.
Dự kiến trong quý I/2010, hai vở diễn sẽ ra mắt khán giả. Các nghệ sỹ của Nhà hát kịch Việt Nam và Nhà hát Tuổi trẻ hy vọng sẽ mang lại 2 vở kịch hấp dẫn, chất lượng nghệ thuật cao để đáp ứng nhu cầu thưởng thức ngày càng cao của khán giả đồng thời mang tiếng nói nhân văn sâu sắc của Ibsen đến với đông đảo công chúng Việt Nam./.
Đó là nhận định của nhiều nghệ sỹ tên tuổi trong làng kịch Việt Nam khi nói về sân khấu kịch những năm gần đây.
Câu hỏi đặt ra là phải làm gì để đưa sân khấu kịch hiện đại ra khỏi khủng hoảng, tự tin hội nhập, giao lưu với sân khấu kịch thế giới?
Về vấn đề này, Phó Giáo sư, Tiến sỹ nghệ thuật học Nguyễn Thị Minh Thái khẳng định quan điểm, muốn hội nhập, giao lưu với sân khấu thế giới,Việt Nam phải nói bằng ngôn ngữ hiện đại ngang hàng với quốc tế.
Có nghĩa là người Việt Nam phải dựng, phải diễn và thưởng thức những vở kịch kinh điển thế giới bằng cách của người Việt Nam . Cách của người Việt Nam chính là kế thừa, khai thác tinh hoa của sân khấu truyền thống có bề bày lịch sử lâu đời.
Đạo diễn, Nghệ sỹ Nhân dân Lê Hùng, đồng Giám đốc của Nhà hát Kịch Việt Nam và Nhà hát Tuổi trẻ đã sớm nhận ra “con đường sáng” và ông đã bắt tay thực hiện ý tưởng dựng các vở kịch kinh điển thế giới tại Việt Nam.
Sau thành công của các vở kinh điển thế giới như “Othenlo”, “Macbeth”, “Nhà búp bê”, “Ngôi nhà quỷ ám”, “Lôi vũ”…trên sân khấu của Nhà hát Tuổi trẻ, Nghệ sỹ Nhân dân Lê Hùng tiếp tục một tay dàn dựng 2 vở kinh điển “Con vịt trời” và “Brand” của nhà viết kịch nổi tiếng thế giới Henrik Ibsen, bản dịch tiếng Việt của cố nhà văn Đoàn Phú Tứ. Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam, có một người đồng đạo diễn cho 2 vở kịch kinh điển thế giới.
Nghệ sỹ Nhân dân, đạo diễn Lê Hùng khẳng định rằng, hai vở diễn đều thuộc loại khó dàn dựng và ông đã ấp ủ ý định dựng 2 vở này từ rất lâu. Tuy một tay dựng 2 vở cho 2 nhà hát nhưng Nghệ sỹ Nhân dân Lê Hùng sẽ có màu sắc riêng để bộc lộ hết cái hay, cái đẹp của tác phẩm.
Hai họa sỹ gạo cội của làng mỹ thuật sân khấu là Nghệ sỹ Nhân dân Phùng Huy Bính và Nghệ sỹ Nhân dân Đỗ Doãn Châu cùng tham gia thiết kế sân khấu cho 2 vở kịch với những sáng tạo độc đáo, ý tưởng xuất phát từ tinh hoa của sân khấu truyền thống dân tộc.
Vở “Con vịt trời” chỉ có 2 cảnh, họa sỹ, Nghệ sỹ Nhân dân Phùng Huy Bính đã thiết kế sân khấu nằm gọn trong tập kịch bản của Ibsen chỉ với hai màu chủ đạo là đen và trắng, kể cả trang phục của các diễn viên.
Sân khấu mở, không cứng nhắc, vị trí các vật dụng có thể thay đổi theo ý đồ của đạo diễn hoặc diễn xuất của diễn viên…
Vở kịch “Brand” đánh dấu bước thành công rực rỡ trong sự nghiệp của Ibsen. Hoạ sỹ, Nghệ sỹ Nhân dân Đỗ Doãn Châu là người thực hiện thiết kế mỹ thuật sân khấu cho vở “Brand” đã đánh giá rằng, đây là vở kịch rất hay nhưng cũng khó thiết kế mỹ thuật hơn nhiều so với các vở kịch khác của Ibsen.
Vở kịch có tính triết học sâu sắc do đó không thể thiết kế mỹ thuật như những vở diễn thông thường. Nhân vật Brand có khát vọng rất lớn lao, nên hoạ sỹ Doãn Châu nhấn mạnh, phải xuất phát từ tính ước lệ, tượng trưng cao của sân khấu truyền thống mới có thiết kế được mỹ thuật cho vở diễn này.
Toàn bộ trang trí mỹ thuật cho sân khấu của “Brand” chỉ là một con dốc ngắn và khung trời nhỏ hẹp di động và thay đổi màu sắc phù hợp với diễn biến tâm trạng nhân vật. Không giống với vở “Con vịt trời”, phục trang của “Brand” được thể hiện hoàn toàn từ chất liệu bao tải, vải gai, dây thô… nhằm tạo bức tranh thô mộc, làm nổi rõ khát vọng của nhân vật chính.
Dự kiến trong quý I/2010, hai vở diễn sẽ ra mắt khán giả. Các nghệ sỹ của Nhà hát kịch Việt Nam và Nhà hát Tuổi trẻ hy vọng sẽ mang lại 2 vở kịch hấp dẫn, chất lượng nghệ thuật cao để đáp ứng nhu cầu thưởng thức ngày càng cao của khán giả đồng thời mang tiếng nói nhân văn sâu sắc của Ibsen đến với đông đảo công chúng Việt Nam./.
Thanh Giang (Vietnam+)