Làm sao để nguồn vốn ngân sách và vốn trái phiếu Chính phủ còn hạn hẹp được sử dụng một cách hiệu quả vào các Chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án công ích là chủ đề gây tranh luận sôi nổi trong phiên thảo luận tại tổ chiều 31/10, Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII.
Chồng chéo và chưa hiệu quả
Đây là đánh giá của nhiều đại biểu đối với các Chương trình mục tiêu quốc gia. Theo đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, trong quá trình thẩm tra báo cáo về chương trình mục tiêu quốc gia cho thấy nhiều chương trình, dự án thành phần trùng lặp, trùng với chức năng nhiệm vụ của các bộ, ngành, địa phương.
Đại biểu ví dụ Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa trong đó có mục tiêu tăng cường thiết chế văn hóa, thể thao cho vùng sâu, vùng xa biên giới hải đảo. Vì sao việc này không thể đưa về địa phương, phải chăng nếu không đưa vào Chương trình mục tiêu quốc gia thì địa phương sẽ không bố trí đúng chỗ nguồn vốn.
Đại biểu Tâm đề nghị, cần “bóc tách” chi tiết, những mục tiêu nhiệm vụ mà địa phương có thể đảm nhiệm thì phân về để tránh trùng lắp, kinh phí không phải phân bổ cho cả Trung ương và địa phương đối với cùng 1 nhiệm vụ. Việc phân cấp mạnh hơn thì trách nhiệm từng địa phương sẽ được nâng lên.
Theo đại biểu Nguyễn Phước Lộc, Chương trình mục tiêu quốc gia phải sắp xếp theo lĩnh vực, từng vùng, tránh dàn trải và có tiêu chí cụ thể. “Xã nào cũng đề nghị xây nhà văn hóa xã, bưu điện văn hóa xã nhưng định biên không có, nên không tổ chức được hoạt động, không phát huy được hiệu quả," đại biểu nói.
Trong giai đoạn tới, đại biểu Lộc cho rằng tùy từng chương trình mà xác định hạng mục ưu tiên, cào bằng hết như hiện nay thì không hiệu quả. Quan trọng là tính bền vững và sản phẩm thụ hưởng cho người dân từ Chương trình. Những mục tiêu, nhiệm vụ nào thuộc sự nghiệp thường xuyên thì trả về cho ngành, chứ không nhất thiết phải cho vào Chương trình, đại biểu Lộc đề nghị.
Đồng tình với quan điểm trên, đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng cần chi cho đầu tư phát triển nhiều hơn nữa chứ không phải tập trung quá nhiều cho chi thường xuyên (chiếm tới 79%) như hiện nay ở các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Ở góc độ khác, đại biểu Đinh Xuân Thảo nêu ý kiến, chỉ nên để 12-13 Chương trình mục tiêu quốc gia cho một giai đoạn là vừa. Những chương trình mới đề xuất nên lồng ghép vào các chương trình đã có sẵn. “Thậm chí nếu không lồng ghép được thì nên chấm dứt các chương trình đã thực hiện được 5-10 năm rồi, bởi nếu chương trình đó phát huy hiệu quả thì cũng đã phát huy rồi,” đại biểu Thảo đặt vấn đề.
Đại biểu Bùi Thị An đề nghị tất cả các bộ được giao Chương trình mục tiêu quốc gia cần đánh giá lại hiệu quả theo thứ tự, để từ đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư có báo cáo đánh giá hiệu quả tổng thể trình Quốc hội.
Đưa vốn trái phiếu Chính phủ vào ngân sách
Để việc sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ được hiệu quả, cũng như đảm bảo cho việc tính toán và công bố các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô theo đúng thông lệ quốc tế, nhiều đại biểu đã đề xuất Quốc hội sớm thông qua việc đưa vốn trái phiếu Chính phủ vào cân đối ngân sách Nhà nước.
Đại biểu Nguyệt Hường khẳng định việc sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ còn mang tính dàn trải nên chưa đạt hiệu quả mong muốn và do vậy góp phần đẩy lạm phát lên cao. Nhiều công trình sử dụng vốn ngân sách triển khai chậm tiến độ do thiếu vốn đang gây lãng phí cho đầu tư. Trong khi đó 5 năm tới đây, sự sụt giảm nguồn vốn đầu tư được dự báo sẽ rất lớn. Vì vậy, vốn trái phiếu Chính phủ cần ưu tiên cho một số chương trình trọng điểm, cho các dự án cần hoàn thành trong năm 2012 phục vụ ngay cho đời sống dân sinh.
Đồng quan điểm này, đại biểu Đinh Xuân Thảo bổ sung mỗi năm, Chính phủ phát hành 45.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và đưa vào lưu thông. Tuy nhiên, khi tính toán chỉ số lạm phát, khoản vốn trái phiếu này lại không được tính đến. Vì vậy, cùng với việc sớm sửa đổi Luật Ngân sách để đưa vốn trái phiếu Chính phủ vào cân đối ngân sách, Quốc hội cần có thêm Luật Tài chính để kiểm soát tất cả các nguồn thu, các khoản chi, không chỉ là khuôn khổ ngân sách nhà nước mà cả các khoản tiền ngoài ngân sách nhà nước.
Với việc bố trí nguồn vốn trái phiếu Chính phủ từ nay đến năm 2015 sẽ chỉ ở mức 225.000 tỷ đồng, giảm gần 50% so với chỉ tiêu ban đầu, việc huy động tối đa nguồn vốn trong và ngoài nước cũng như khuyến khích toàn dân tham gia là rất cần thiết. Bởi nếu phát hành trái phiếu trong nước với lãi suất cao mà chương trình chưa đi vào hoàn thiện đã phải trả nợ thì sẽ gây ra áp lực lớn. Do vậy, phát hành trái phiếu cần tính toán dài hơn để có thể phát hành cả trái phiếu quốc tế với thời gian 10 năm hoặc lâu hơn nữa, đại biểu Trần Thành Tâm lưu ý.
Cũng đề xuất về việc thu hút nguồn vốn cho đầu tư phát triển khi nguồn vốn trái phiếu Chính phủ không đáp ứng đủ, đại biểu Nguyệt Hường đề nghị Chính phủ cần có cơ chế cụ thể phân chia lợi ích rõ ràng để thu hút khối doanh nghiệp tư nhân cùng tham gia vào các chương trình, dự án công ích thông qua hình thức BOT, PPP...
Đặc biệt, cùng với việc rà soát các dự án trọng điểm ưu tiên sử dụng vốn ngân sách trên cơ sở các tiêu chí cụ thể, Chính phủ cần quy trách nhiệm rõ ràng của các địa phương và chủ đầu tư triển khai các dự án sử dụng vốn trái phiếu khi để chậm tiến độ do giải phóng mặt bằng. Có như vậy, việc sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ mới mang lại hiệu quả thực sự.
Đồng tình với quan điểm này, nhiều đại biểu cũng đề nghị Chính phủ phải tăng cường quản lí việc phát hành, sử dụng trái phiếu Chính phủ bởi phát hành thì phải trả nợ. Do vậy, nếu quản lý lỏng lẻo dẫn tới nợ công tăng lên thì cần quy rõ trách nhiệm cá nhân.
Ngày mai (1/11), Quốc hội tiếp tục làm việc./.
Chồng chéo và chưa hiệu quả
Đây là đánh giá của nhiều đại biểu đối với các Chương trình mục tiêu quốc gia. Theo đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, trong quá trình thẩm tra báo cáo về chương trình mục tiêu quốc gia cho thấy nhiều chương trình, dự án thành phần trùng lặp, trùng với chức năng nhiệm vụ của các bộ, ngành, địa phương.
Đại biểu ví dụ Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa trong đó có mục tiêu tăng cường thiết chế văn hóa, thể thao cho vùng sâu, vùng xa biên giới hải đảo. Vì sao việc này không thể đưa về địa phương, phải chăng nếu không đưa vào Chương trình mục tiêu quốc gia thì địa phương sẽ không bố trí đúng chỗ nguồn vốn.
Đại biểu Tâm đề nghị, cần “bóc tách” chi tiết, những mục tiêu nhiệm vụ mà địa phương có thể đảm nhiệm thì phân về để tránh trùng lắp, kinh phí không phải phân bổ cho cả Trung ương và địa phương đối với cùng 1 nhiệm vụ. Việc phân cấp mạnh hơn thì trách nhiệm từng địa phương sẽ được nâng lên.
Theo đại biểu Nguyễn Phước Lộc, Chương trình mục tiêu quốc gia phải sắp xếp theo lĩnh vực, từng vùng, tránh dàn trải và có tiêu chí cụ thể. “Xã nào cũng đề nghị xây nhà văn hóa xã, bưu điện văn hóa xã nhưng định biên không có, nên không tổ chức được hoạt động, không phát huy được hiệu quả," đại biểu nói.
Trong giai đoạn tới, đại biểu Lộc cho rằng tùy từng chương trình mà xác định hạng mục ưu tiên, cào bằng hết như hiện nay thì không hiệu quả. Quan trọng là tính bền vững và sản phẩm thụ hưởng cho người dân từ Chương trình. Những mục tiêu, nhiệm vụ nào thuộc sự nghiệp thường xuyên thì trả về cho ngành, chứ không nhất thiết phải cho vào Chương trình, đại biểu Lộc đề nghị.
Đồng tình với quan điểm trên, đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng cần chi cho đầu tư phát triển nhiều hơn nữa chứ không phải tập trung quá nhiều cho chi thường xuyên (chiếm tới 79%) như hiện nay ở các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Ở góc độ khác, đại biểu Đinh Xuân Thảo nêu ý kiến, chỉ nên để 12-13 Chương trình mục tiêu quốc gia cho một giai đoạn là vừa. Những chương trình mới đề xuất nên lồng ghép vào các chương trình đã có sẵn. “Thậm chí nếu không lồng ghép được thì nên chấm dứt các chương trình đã thực hiện được 5-10 năm rồi, bởi nếu chương trình đó phát huy hiệu quả thì cũng đã phát huy rồi,” đại biểu Thảo đặt vấn đề.
Đại biểu Bùi Thị An đề nghị tất cả các bộ được giao Chương trình mục tiêu quốc gia cần đánh giá lại hiệu quả theo thứ tự, để từ đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư có báo cáo đánh giá hiệu quả tổng thể trình Quốc hội.
Đưa vốn trái phiếu Chính phủ vào ngân sách
Để việc sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ được hiệu quả, cũng như đảm bảo cho việc tính toán và công bố các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô theo đúng thông lệ quốc tế, nhiều đại biểu đã đề xuất Quốc hội sớm thông qua việc đưa vốn trái phiếu Chính phủ vào cân đối ngân sách Nhà nước.
Đại biểu Nguyệt Hường khẳng định việc sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ còn mang tính dàn trải nên chưa đạt hiệu quả mong muốn và do vậy góp phần đẩy lạm phát lên cao. Nhiều công trình sử dụng vốn ngân sách triển khai chậm tiến độ do thiếu vốn đang gây lãng phí cho đầu tư. Trong khi đó 5 năm tới đây, sự sụt giảm nguồn vốn đầu tư được dự báo sẽ rất lớn. Vì vậy, vốn trái phiếu Chính phủ cần ưu tiên cho một số chương trình trọng điểm, cho các dự án cần hoàn thành trong năm 2012 phục vụ ngay cho đời sống dân sinh.
Đồng quan điểm này, đại biểu Đinh Xuân Thảo bổ sung mỗi năm, Chính phủ phát hành 45.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và đưa vào lưu thông. Tuy nhiên, khi tính toán chỉ số lạm phát, khoản vốn trái phiếu này lại không được tính đến. Vì vậy, cùng với việc sớm sửa đổi Luật Ngân sách để đưa vốn trái phiếu Chính phủ vào cân đối ngân sách, Quốc hội cần có thêm Luật Tài chính để kiểm soát tất cả các nguồn thu, các khoản chi, không chỉ là khuôn khổ ngân sách nhà nước mà cả các khoản tiền ngoài ngân sách nhà nước.
Với việc bố trí nguồn vốn trái phiếu Chính phủ từ nay đến năm 2015 sẽ chỉ ở mức 225.000 tỷ đồng, giảm gần 50% so với chỉ tiêu ban đầu, việc huy động tối đa nguồn vốn trong và ngoài nước cũng như khuyến khích toàn dân tham gia là rất cần thiết. Bởi nếu phát hành trái phiếu trong nước với lãi suất cao mà chương trình chưa đi vào hoàn thiện đã phải trả nợ thì sẽ gây ra áp lực lớn. Do vậy, phát hành trái phiếu cần tính toán dài hơn để có thể phát hành cả trái phiếu quốc tế với thời gian 10 năm hoặc lâu hơn nữa, đại biểu Trần Thành Tâm lưu ý.
Cũng đề xuất về việc thu hút nguồn vốn cho đầu tư phát triển khi nguồn vốn trái phiếu Chính phủ không đáp ứng đủ, đại biểu Nguyệt Hường đề nghị Chính phủ cần có cơ chế cụ thể phân chia lợi ích rõ ràng để thu hút khối doanh nghiệp tư nhân cùng tham gia vào các chương trình, dự án công ích thông qua hình thức BOT, PPP...
Đặc biệt, cùng với việc rà soát các dự án trọng điểm ưu tiên sử dụng vốn ngân sách trên cơ sở các tiêu chí cụ thể, Chính phủ cần quy trách nhiệm rõ ràng của các địa phương và chủ đầu tư triển khai các dự án sử dụng vốn trái phiếu khi để chậm tiến độ do giải phóng mặt bằng. Có như vậy, việc sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ mới mang lại hiệu quả thực sự.
Đồng tình với quan điểm này, nhiều đại biểu cũng đề nghị Chính phủ phải tăng cường quản lí việc phát hành, sử dụng trái phiếu Chính phủ bởi phát hành thì phải trả nợ. Do vậy, nếu quản lý lỏng lẻo dẫn tới nợ công tăng lên thì cần quy rõ trách nhiệm cá nhân.
Ngày mai (1/11), Quốc hội tiếp tục làm việc./.
Hoàng Tùng-Kim Anh (VIetnam+)