Bộ Thông tin và Truyền thông vừa yêu cầu các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan liên quan (Sở Thông tin và Truyền thông, Chi cục Quản lý thị trường...) tăng cường quản lý việc sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, lưu thông và sử dụng điện thoại cố định không dây trên địa bàn gây can nhiễu cho mạng 3G.
Bên cạnh đó, các địa phương cần tổ chức tuyên truyền cho người dân các quy định về tần số vô tuyến điện và khuyến cáo người dân không mua bán, sử dụng điện thoại cố định kéo dài không phù hợp với quy hoạch tần số.
Các tỉnh, thành phố phối hợp với các trung tâm tần số vô tuyến điện khu vực để giải quyết can nhiễu đồng thời tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực này.
Cơ quan quản lý chuyên ngành là Cục Tần số vô tuyến điện phải phối hợp Tổng cục Hải quan, Cục Quản lý thị trường kiểm tra việc nhập khẩu, lưu thông điện thoại cố định kéo dài.
Cục Quản lý chất lượng Công nghệ Thông tin-Truyền thông tăng cường quản lý chất lượng thiết bị vô tuyến điện sản xuất trong nước, nhập khẩu và đưa vào sử dụng thông qua công tác hợp chuẩn, hợp quy trước khi lưu thông trên thị trường, đồng thời rà soát lại các chứng nhận hợp quy cho điện thoại không dân đảm bảo phù hợp các quy hoạch tần số của Việt Nam.
Đối với các doanh nghiệp viễn thông phải khuyến cáo người sử dụng không kết nối điện thoại cố định không dây có tần số không phù hợp vào vào mạng điện thoại cố định do doanh nghiệp quản lý.
Các doanh nghiệp viễn thông phải giám sát thường xuyên các thông số kỹ thuật trên hệ thống. Các tổ chức, cá nhân không sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, lưu thông và sử dụng điện thoại cố định kéo dài có tần số không phù hợp với quy hoạch tần số của Việt Nam.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện nay trên thị trường đang chào bán nhiều loại điện thoại cố định kéo dài chuẩn DECT có băng tần 1920-1930 MHz xuất xứ từ Mỹ và Canada, loại có băng tần 1910-1930 MHz xuất xứ từ Mỹ Latin và loại có băng tần 1900-1930 MHz có xuất xứ từ Trung Quốc.
Những loại điện thoại cố định kéo dài chuẩn DECT trên không phù hợp với quy hoạch tần số của Việt Nam nên gây ra can nhiễu cho mạng 3G.
Theo Nghị định 142/2004/NĐ-CP của Chính phủ, hành vi sử dụng thiết bị phát sóng vô tuyến điện không có giấy phép hoặc không đúng quy định trong giấy phép hoặc không đúng các quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, gây nhiễu có hại đối với mạng viễn thông di động công cộng có thể bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng; hành vi sử dụng thiết bị phát sóng vô tuyến điện cố ý gây can nhiễu làm cản trở đến hoạt động thông tin của các mạng và hệ thống thông tin vô tuyến điện khác sẽ phạt tiền từ 30-70 triệu đồng./.
Bên cạnh đó, các địa phương cần tổ chức tuyên truyền cho người dân các quy định về tần số vô tuyến điện và khuyến cáo người dân không mua bán, sử dụng điện thoại cố định kéo dài không phù hợp với quy hoạch tần số.
Các tỉnh, thành phố phối hợp với các trung tâm tần số vô tuyến điện khu vực để giải quyết can nhiễu đồng thời tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực này.
Cơ quan quản lý chuyên ngành là Cục Tần số vô tuyến điện phải phối hợp Tổng cục Hải quan, Cục Quản lý thị trường kiểm tra việc nhập khẩu, lưu thông điện thoại cố định kéo dài.
Cục Quản lý chất lượng Công nghệ Thông tin-Truyền thông tăng cường quản lý chất lượng thiết bị vô tuyến điện sản xuất trong nước, nhập khẩu và đưa vào sử dụng thông qua công tác hợp chuẩn, hợp quy trước khi lưu thông trên thị trường, đồng thời rà soát lại các chứng nhận hợp quy cho điện thoại không dân đảm bảo phù hợp các quy hoạch tần số của Việt Nam.
Đối với các doanh nghiệp viễn thông phải khuyến cáo người sử dụng không kết nối điện thoại cố định không dây có tần số không phù hợp vào vào mạng điện thoại cố định do doanh nghiệp quản lý.
Các doanh nghiệp viễn thông phải giám sát thường xuyên các thông số kỹ thuật trên hệ thống. Các tổ chức, cá nhân không sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, lưu thông và sử dụng điện thoại cố định kéo dài có tần số không phù hợp với quy hoạch tần số của Việt Nam.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện nay trên thị trường đang chào bán nhiều loại điện thoại cố định kéo dài chuẩn DECT có băng tần 1920-1930 MHz xuất xứ từ Mỹ và Canada, loại có băng tần 1910-1930 MHz xuất xứ từ Mỹ Latin và loại có băng tần 1900-1930 MHz có xuất xứ từ Trung Quốc.
Những loại điện thoại cố định kéo dài chuẩn DECT trên không phù hợp với quy hoạch tần số của Việt Nam nên gây ra can nhiễu cho mạng 3G.
Theo Nghị định 142/2004/NĐ-CP của Chính phủ, hành vi sử dụng thiết bị phát sóng vô tuyến điện không có giấy phép hoặc không đúng quy định trong giấy phép hoặc không đúng các quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, gây nhiễu có hại đối với mạng viễn thông di động công cộng có thể bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng; hành vi sử dụng thiết bị phát sóng vô tuyến điện cố ý gây can nhiễu làm cản trở đến hoạt động thông tin của các mạng và hệ thống thông tin vô tuyến điện khác sẽ phạt tiền từ 30-70 triệu đồng./.
Xuân Tùng (TTXVN/Vietnam+)